Những sai lầm trong quản lý chi tiêu gia đình hay gặp phải
Học cách quản lý chi tiêu sẽ giúp bạn chủ động về tài chính hơn, sử dụng nguồn tiền cân đối và hiệu quả hơn, từ đó duy trì được cuộc sống gia đình cân bằng và ổn định. Tuy nhiên, quản lý chi tiêu gia đình không đúng cách sẽ dẫn đến hậu quả như thế nào? Cách khắc phục ra sao? Hãy cùng khám phá bài viết dưới đây để có thông tin cụ thể nhé.
Mục tiêu tài chính không rõ ràng, cụ thể
Đặt mục tiêu tài chính rõ ràng là bước đầu để quản lý chi tiêu gia đình hợp lý
Thói quen chi tiêu tùy hứng sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc xây dựng kế hoạch thu – chi. Bạn sẽ “đổ tiền” vào những khoản chi không thực sự cần thiết, từ đó gây hao hụt tài chính và khó đáp ứng cũng như xử lý những việc quan trọng hay cấp bách. Trong trường hợp xấu nhất bạn sẽ phải đi vay tiền và có khả năng sẽ bị cuốn vào vòng xoáy nợ nần. Do đó, đặt ra những mục tiêu tài chính ngắn hạn và dài hạn rõ ràng, cụ thể là điều cần thiết khi lên kế hoạch quản lý chi tiêu của gia đình. Bạn có thể xây dựng kế hoạch với những khoản chi cố định như tiền học, tiền nhà, tiền điện nước… và những khoản chi nâng cao đời sống chẳng hạn như mua xe, mua điện thoại… hay những mục tiêu xa hơn như mua nhà, mua ô tô, định cư, kết hôn…
Chưa phân bổ chi tiêu hợp lý và logic
Việc phân bổ chi tiêu được xây dựng theo cách thức riêng dựa trên nhu cầu về cuộc sống của mỗi người. Nếu không phân bổ thu nhập vào những khoản chi tiêu hợp lý, bạn sẽ dễ gặp trường hợp sa đà vào những khoản chi không cần thiết và ảnh hưởng đến việc lập quỹ dự trù cho gia đình. Nếu không suy nghĩ và cân nhắc tới việc tiết kiệm cũng như dự phòng thì tài chính gia đình trong tương lai sẽ gặp khó khăn và khó giải quyết khi có sự cố phát sinh. Bạn có thể tham khảo những phương pháp phân bổ chi tiêu như:
- Phương pháp 6 chiếc lọ: chi phí thiết yếu (55%), khoản tiết kiệm (10%), khoản đầu tư cho học tập (10%), vui chơi giải trí (10%), tự do tài chính (10%), từ thiện (5%).
- Phương pháp Kakeibo Nhật Bản: chia thu nhập vào 4 phong bì: các khoản thiết yếu, chi tiêu không thiết yếu, khoản đầu tư, chi phí phát sinh không dự trước.
- Phương pháp 50/20/30: số tiền sẽ được chia thành 03 khoản: chi tiêu thiết yếu (50%), các khoản chi mong muốn (30%), tiết kiệm (20%).
Không có sự phân bổ chi tiêu hợp lý sẽ khiến tình hình kinh tế gia đình gặp khó khăn
Các khoản chi tiêu chưa được kiểm soát tốt
Việc lên kế hoạch, phân bổ và kiểm soát chi tiêu có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu không kiểm soát được các khoản chi tiêu thì việc lên kế hoạch hay phân bổ thu – chi gia đình sẽ trở nên công cốc, vì bạn sẽ bị sa đà vào những khoản chi không cần thiết và khó mà thực hiện kế hoạch tài chính đã đề ra trước đó hiệu quả. Điều đó đồng nghĩa với việc nguồn tài chính được phân bổ cho mục đích tiết kiệm hoặc đầu tư sẽ bị thiếu hụt. Do đó, bạn cần kiểm soát tốt chi tiêu bằng cách ghi ra những khoản cần thiết và cố định, sau đó ước tính tổng chi phí cụ thể cho 02 khoản đó. Ngoài ra, bạn nên để riêng tiền tương ứng với từng mục chi tiêu nhằm tránh việc chồng chéo và khó kiểm soát. Đặc biệt, nếu số tiền dành cho từng khoản gần hết thì bạn cần chú trọng tiết chế và cân nhắc sử dụng sao cho hợp lý.
Không chú trọng xây dựng quỹ dự phòng
Bạn cũng cần nên xây dựng quỹ dự phòng cho riêng mình. Đây là khoản tiền để xử lý những sự cố bất cờ và không lường trước được. Khi có quỹ dự phòng cho riêng mình, bạn có thể dễ dàng xử lý những sự cố đó mà không phải phụ thuộc tài chính vào bất kỳ ai hay đi vay mượn. Quỹ dự phòng thường sẽ chiếm khoảng 5 – 10% thu nhập phục vụ cho những sự việc xảy ra bất ngờ như sửa chữa xe cộ, chữa bệnh cho gia đình, trùng tu nhà cửa…
Quỹ dự phòng hỗ trợ giảm áp lực khó khăn tài chính vào những thời điểm “đen đủi”
Tạm kết
Hy vọng qua bài viết trên, độc giả nắm được những lỗi sai trong việc quản lý chi tiêu gia đình phổ biến và có sự chuẩn bị kỹ lưỡng và chi tiết để giảm bớt áp lực tài chính trong trường hợp có sự cố phát sinh.
>>> Xem thêm: Mở tài khoản ngân hàng online có an toàn không? Rủi ro và cách khắc phục