Đặc trưng của thương mại điện tử
Các bên tiến hành giao dịch trong thương mại điện tử không tiếp xúc trực tiếp với nhau và không đòi hỏi phải biết nhau từ trước. Trong thương mại truyền thống, các bên thường gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành giao dịch. Các giao dịch được thực hiện chủ yếu theo nguyên tắc vật lý như chuyển tiền, séc, hóa đơn, vận đơn, gửi báo cáo. Các phương tiện viễn thông như: fax, telex,.. chỉ được dùng để trao đổi số liệu kinh doanh. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương tiện điện tử trong thương mại truyền thống chỉ để truyền tải thông tin một cách trực tiếp giữa hai đối tác của cùng một giao dịch. TMĐT cho phép mọi người cùng tham gia từ các vùng xa xôi hẻo lánh đến các khu vực đô thị lớn, tạo điều kiện cho tất cả mọi người ở khắp mọi nơi đều có cơ hội tham gia vào thị trường giao dịch toàn cầu và không đòi hỏi nhất thiết phải có mối quan hệ với nhau.
Các giao dịch thương mại truyền thống được thực hiện với sự tồn tại của khái niệm biên giới quốc gia, còn TMĐT được thực hiện trong một thị trường không có biên giới (thị trường thống nhất toàn cầu). TMĐT trực tiếp tác động tới môi trường cạnh tranh toàn cầu. TMĐT càng phát triển, thì máy tính cá nhân trở thành cửa sổ cho doanh nghiệp hướng ra thị trường trên khắp thế giới. Với TMĐT, một công ty dù mới thành lập đã có thể kinh doanh ở Nhật Bản, Đức hay Mỹ…, mà không hề phải bước ra khỏi nhà, một công việc trước kia phải mất nhiều năm mới thực hiện được.
Trong hoạt động giao dịch TMĐT đều có sự tham gia của ít nhất 3 chủ thể, trong đó có một bên không thể thiếu được là người cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực. Trong TMĐT, ngoài các chủ thể tham gia quan hệ giao dịch giống như giao dịch thương mại truyền thống đã xuất hiện một bên thứ 3, đó là nhà cung cấp dịch vụ mạng, các cơ quan chứng thực… là những người tạo môi trường cho các giao dịch TMĐT. Nhà cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa các bên tham gia giao dịch TMĐT, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của các thông tin trong giao dịch TMĐT.
Đối với thương mại truyền thống thì mạng lưới thông tin chỉ là phương tiện để trao đổi dữ liệu, còn đối với TMĐT thì mạng lưới thông tin chính là thị trường. Thông qua TMĐT, nhiều loại hình kinh doanh mới được hình thành. Ví dụ: các dịch vụ gia tăng giá trị trên mạng máy tính hình thành nên các nhà trung gian ảo làm các dịch vụ môi giới cho giới kinh doanh và tiêu dùng; các siêu thị ảo được hình thành để cung cấp hàng hóa và dịch vụ trên mạng máy tính.
Tình hình việc làm tại tỉnh Bình Dương
Theo số liệu báo cáo đến hết năm 2002, dân số tỉnh Bình Dương là 810.190 người. Trong đó, nam có 384.734 người, nữ có 425.456 người; số dân thành thị có 239.849 người, chiếm 29,6%, nông thôn có 570.341 người, chiếm 70.4%. Số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động là 504.784 người, chiếm 62,3% dân số. Cơ cấu lao động đến năm 2002 được phân chia như sau:
− Lao động công nghiệp, xây dựng chiem khoảng 43,95%.
− Lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm khoảng 35,67%.
− Lao động trong các ngành dịch vụ khoang 20,38%. Hàng năm có khoảng 15-20 nghìn lao động trẻ tham gia lực lượng lao động. Đó là nguồn nhân lực dồi dào phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Mặc dù những năm gần đây công tác dạy nghề đã được lãnh đạo các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, đầu tư và nỗ lực đưa ra nhiều chính sách, nhiều cách thực hiện, song sự chuyển biến vẫn chậm, chưa đáp ứng so với nhu cầu của các KCN, Bình Dương vẫn đang trong tình trạng thiếu hụt trầm trọng nguồn lao động qua đào tạo. Sự chuyển dịch cơ cấu lao động không theo kịp tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra trong tỉnh.
Bạn quan tâm đến tình hình việc làm, doanh nghiệp Nhật Bản, Singapo… tại Bình Dương có thể theo dõi qua trang web tuyển dụng việc làm tại Bình Dương là VieclamBank
.