Nhận thức của người tiêu dùng thương mại điện tử
Ở Việt Nam trên 99% các khoản chi tiêu tiêu dùng cá nhân vẫn được thanh toán bằng tiền mặt, điều này ở một số nước đang phát triển ở khu vực như Singapore không xẩy ra, thanh toán tiền mặt chỉ dùng cho tiêu dùng nhỏ lẻ, chính vì vậy nên thị trường thẻ nước này rất phát triển.
Thực tế thói quen thanh toán tiền mặt trong đời sống, sinh hoạt là một nguyên nhân quan trọng khiến thanh toán thẻ sau hơn 14 năm ra đời ở Việt Nam vẫn chưa phát triển hiệu quả như mong đợi.
Nhìn chung, hạ tầng thanh toán thẻ tại thị trường VN chưa ổn định. Hiện nay, có 2 cách thanh toán qua thẻ: một là thẻ do các ngân hàng phát hành và các ngân hàng đặt những trạm rút tiền tự động (ATM). Tuy nhiên, cách thanh toán này thường hay bị gián đoạn kết nối và tính bảo mật chưa được bảo đảm. Ngoài ra, giao dịch giữa hai ngân hàng còn rất hạn chế như thanh toán hay dịch vụ chuyển khoản… Cách thứ 2 là thanh toán qua thẻ Master Card/Visa/American Express… nhưng giao dịch cũng rất chậm và chi phí còn cao cũng như không thông dụng.
Tuy nhiên từ 2006 đến nay nhận thức của người dân và DN đã có những chuyển biến khả quan hơn. Đó là xác định đúng thanh toán điện tử là một trong những cách huy động vốn nhàn rồi hiệu quả nhất với bất kỳ chính phủ nào. Bước tiến mới từ cuối năm 2006 : Trả lương qua tài khoản, cũng như khuyến khích các giao dịch qua ngân hàng nhằm tăng lượng tiền lưu chuyển trong các ngân hàng, tạo nguồn vốn dồi dào cho đầu tư, kinh doanh… tất cả đều cho mục đích phát triển nền kinh tế. Chưa kể đến số tiền khổng lồ nếu được thanh toán bằng thẻ cho các hợp đồng giao dịch, buôn bán, và nhu cầu mua sắm của người dân. Hiện nay theo thống kê của Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam, số lượng thanh toán bằng tiền mặt giảm xuống hàng năm khoảng 17%/năm.
Bên cạnh chuyển biến về thói quen dùng tiền mặt, tập quán tiêu dùng trong xă hội cũng đang có những bước thay đổi lớn cùng với sự tăng trưởng nhanh của hàm lượng thông tin trong nền kinh tế. Người tiêu dùng hiện đại, đặc biệt giới trẻ và những người có thu nhập cao, ngày càng hiểu biết và được tiếp cận nhiều thông tin hơn, do đó nhu cầu tiêu dùng cũng trở nên tinh tế hơn. Trong bối cảnh đó, thương mại điện tử đem lại một giải pháp tư tưởng để người tiêu dùng tìm hiểu thông tin và mở rộng phạm vi lựa chọn hàng hóa dịch vụ. Một tỷ lệ ngày cao người dùng Internet Việt Nam đang bắt đầu tham gia vào thương mại điện tử, từ những bước đơn giản ban đầu như tra cứu thông tin sản phẩm, tìm hiểu về dịch vụ, cho đến tiêu thụ dịch vụ trực tiếp trên Internet (như chơi trò chơi trực tuyến, tải nhạc, tải phần mềm, v.v…)
Tình hình việc làm tại tỉnh Bình Dương
Bình Dương đã sớm hình thành được quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội làm căn cứ cho việc chỉ đạo triển khai các chương trình, dự án khi thu hút FDI có thể sớm đi vào hoạt động và đưa lại hiệu quả phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh, các dự án đầu tư phù hợp với nhu cầu giải quyết những vấn đề kinh tế – xã hội trên cơ sở các lợi thế của tỉnh. Đặc biệt là kế hoạch xây dựng và xây dựng lại hệ thống kết cấu hạ tầng các KCN. Đặc điểm của các KCN ở Bình Dương là được hình thành từ nguồn vốn của nhiều thành phần kinh tế khác nhau như của doanh nghiệp nhà nước có KCN: Bình Đường, Sóng Thần 1, Mỹ Phước, Bình An. Của doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, cổ phần có KCN: Sóng Thần 2, Việt Hương 1 và 2, Đồng An, Tân Đông Hiệp A và B. Của liên doanh có KCN: Việt Nam – Singapor v.v.. Song cho dù KCN của thành phần kinh tế nào cũng đều được tỉnh hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tính chủ động sáng tạo trong xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng như điện, nước, mạng lưới thông tin liên lạc, v.v.. tạo ra. Sự đa dạng, thích hợp và hấp dẫn riêng đối với các loại hình đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau.
Với tình hình phát triển kinh tế như thế, Bình Dương thu hút hàng triệu lao động từ khắp nơi trên cả nước, tham khảo chi tiết tại VieclamBank.com
.