Chiến lược thương hiệu là gì
Hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp tạo ra hàng hoá và dịch vụ xuất hiện trên thị trường cũng đã nhận thức rõ được tầm quan trọng và vị trí của thương hiệu trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên vắn đề đặt ra ở đây là phải làm sao để có được một thương hiệu và thương hiệu đó phải được khẳng định trên thị trường trên thị trường, bước khởi đầu căn bản nhất đó là xây dựng một chiến lược thương hiệu.
Vậy câu hỏi đặt ra trước nhất là “chiến lược thương hiệu là gì?”. Có thể coi chiến lược thương hiệu là đối sách mà một tổ chức lựa chọn để cạnh tranh với các đối thủ khác dựa trên những lợi thế bền vững nhằm đạt được mục tiêu thương hiệu. Chiến lược sẽ xác định hướng đi của một doanh nghiệp, mọi nỗ lực về chiến thuật sẽ cứu vãn được một sai lầm chiến lược. “Nếu doanh nghiệp có chiến lược giống như đối thủ thì bàn không hề có chiến lược. Nếu chiến lược là khác biệt, nhưng rất dễ bị sao chép thì đó là một chiến lược yếu kém. Còn nếu chiến lược này là khác biệt độc đáo và rất khó bị sao chép, doanh nghiệp đã có một chiến lược mạnh và bền vững.” Nhìn chung, chiến lược thương hiệu được hình thành ở một trong ba cấp độ: tập đoàn, đơn vị kinh doanh và bộ phận chức năng. Trong các lý thuyết về chiến lược thương hiệu thì lý thuyết về chiến lược tạo lợi thế cạnh tranh của Micheal Poter được chấp nhận nhiều hơn cả vì thế ở đây ta chỉ xem xét mô hình 5 lực lượng cạnh tranh để làm rõ chiến lược thương hiệu tạo thế cạnh tranh mà thôi.
Sơ đồ về mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Poter
Đồng thời Micheal Poter đã xác định ba chiến lược chung có thể áp dụng ở cấp đơn vị kinh doanh nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chiến lược chung phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp phát huy tối đa các điểm mạnh của mình, đồng thời tự bảo vệ để chống lại các ảnh hưởng nhằm ngăn chặn của năm lực lượng thị trường nói trên.
Một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh sẽ hỗ trợ cho doanh nghiệp trở nên hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Đó cũng là lý do giải thích tại sao một chiến lược thương hiệu tốt sẽ đóng vai trò là đường hướng cho doanh nghiệp vạch ra kế hoạch đạt được những lợi thế hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh và nhờ đó tạo ra một thương hiệu mạnh. Vì vậy, doanh nghiệp luôn phải ý thức được nhiệm vụ của mình trong việc đánh giá, điều chỉnh chiến lược thương hiệu tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.