Thương hiệu nổi tiếng cho ngành dệt may
Thương hiệu nổi tiếng cho ngành dệt may
Nâng cao khả năng thu nhập xử lý thông tin về thị trường:Khai thác các thị trường truyền thống, tiếp cận các thị trường mới. Ngànhdệt may Tp. Hồ Chí Minh cần chuyên môn hóa bộ phận thu thập thông tin, bộphận xử lý thông tin, bộ phận tiếp cận, khai thác thị trường.
Xây dựng thương hiệu: Nổi tiếng cho ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh. Theo thống kê hầu hết các thương hiệu dệt may Tp. Hồ Chí Minh mới chỉ được các khách hàng trong nước biết tới, còn các khách hàng quốc tế chưa biết nhiều về các thương hiệu dệt may của Tp. Hồ Chí Minh. Điều này làm cho uy tín các mặt hàng dệt may của Tp. Hồ Chí Minh bị giảm sút. Vì vậy, bên cạnh việc mở các văn phòng đại diện thương mại tại các quốc gia trên thế giới ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh cần mở những trung tâm trưng bày sản phẩm, quảng cáo thương hiệu thông qua các hoạt động văn hóa như: biểu diễn thời trang, tham gia hội chợ triễn lãm về hàng dệt may trên thế giới.
Định hướng phát triển nguyên liệu ngành may: Nâng tỷ trọng sử dụng nguyên phụ liệu sản xuất trong nước của sản phẩm dệt may xuất khẩu để nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm dệt may Tp. Hồ Chí Minh. Để thực hiện nhiệm vụ này cần thiết phải đầu tư đồng bộ quy trình sản xuất tại các doanh nghiệp dệt, khuyến khích, ưu đãi doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào ngành dệt nhuộm, sản xuất nguyên phụ liệu như: cúc (nút), dây kéo, các loại nhãn mác…
Phát triển ngành công nghiệp thời trang TPHCM: Đồng bộ với ngành thời trang Việt Nam, tương đương với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên thế giới.
Nâng cao năng suất lao động: Tạo ra những tiền đề tốt hơn để nâng cao và duy trì năng suất lao động trong ngành dệt may Tp. Hồ Chí Minh. Giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, giảm giá thành sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh. Chuyển lợi thế giá lao động rẻ sang lợi thế từ việc nâng cao hàm lượng chất xám trong giá trị sản phẩm ngành dệt may.