Xuất khẩu trực tiếp
– Khái niệm:
Xuất khẩu trực tiếp là phương thức giao dịch trong ngoại thương trong đó quan hệ người mua, người bán và việc xác lập các điều kiện liên quan đến việc mua, bán được xác lập trực tiếp mà không qua trung gian.
– Ưu điểm:
+ Tiết kiệm chi phí và thời gian cho giao dịch.
+ Không bị phân tán và chia sẻ lợi nhuận cho bên thứ 3 do đó lợi nhuận cao hơn.
+ Nắm bắt thông tin về khách hàng và thị trường 1 cách chính xác từ đó có thể đáp ứng nhu cầu một cách tốt hơn.
+ Có thể chủ động hơn trong việc thay đổi các kế hoạch công việc của mình.
+ Hạn chế rủi ro
– Nhược điểm
+ Có rủi ro khi không có sự am hiểu về thị trường
+ Tốn thời gian công sức khi phải tổ chức 1bộ máy cồng kềnh
– Điều kiện áp dụng
+ Áp dụng đối với các doanh nghiệp có khả năng về tài chính, am hiểu về khách hàng, thị trường.
2. Xuất khẩu gián tiếp
– Khái niệm:
Xuất khẩu gián tiếp là hình thức giao dịch mua bán thông thường mà quan hệ mua bán được thiết lập thông qua người thứ 3(người trung gian). Người trung gian có thể là người đại lý hoặc là người môi giới.
– Ưu điểm:
+ Tận dụng được lợi thế của các trung gian như kinh nghiệm, thông tin tại các thị trường nhất định và tiết kiệm chi phí.
+ Thiết lập được các quan hệ thương mại nhanh và hiệu quả.
+ Tạo được các quan hệ và có các hệ thống thông tin liên kết nhất định.
+ Lợi ích và lợi nhuận thu được có tính chắc chắn hơn.
– Nhược điểm:
+ Hạn chế tiếp xúc của nhà sản xuất và người tiêu dùng.
+ Bị chia sẻ quyền lợi và phải đáp ứng nhiều yêu sách của người trung gian.
+ Làm cho các doanh nghiệp giảm sự cạnh tranh do thông tin phản hồi chậm do không được trực tiếp nghe được ý kiến của người tiêu dùng.
+ Lợi nhuận bị chia sẻ cho các nhà trung gian.
– Điều kiện áp dụng
Được áp dụng đối với các doanh nghiệp có nguồn tài chính hạn hẹp, và phù hợp với giai đoạn đầu thâm nhập của các doanh nghiệp
3. Buôn bán đối lưu
– Khái niệm:
Buôn bán đối lưu là phương thức giao dịch trong ngoại thương trong đó xuất khẩu kết hợp chặt chẽ với nhập khẩu, một bên vừa đóng vai trò người bán, vừa đóng vai trò người trong giao dịch. (Quan hệ hàng – hàng. Tiền không đóng vai trò quan trọng trong giao dịch này mà nhằm thu về một hàng hoá khác có giá trị tương đương). Phương pháp này thường xuất hiện khi khan hiếm ngoại tệ để giao dịch.
– Ưu điểm
+ Mức độ rủi ro thấp
+ Khai thác được nguồn lao động, nguyên vật liệu phụ trợ trong nước
+ Tiếp nhận được khoa học công nghệ
– Nhược điểm
+ Lợi nhuận thấp
+ Khả năng tiếp cận thị trường mới hạn chế
– Điều kiện áp dụng
Các bên đều thiếu ngoại tệ và có nhu cầu cao về hàng hóa
4. Bán hàng thông qua hội chợ triển lãm
– Khái niệm
Hội chợ là một phương thức giao dịch kinh doanh trong đó hội chợ được tổ chức định kỳ tại những điểm nhất định theo những quy định của nhà tổ chức nhằm mục đích bán sản phẩm.
Triển lãm được tổ chức định kỳ tại những địa điểm nhất định nhưng với mục đích trưng bày và giới thiệu về thành tựu trong 1 lĩnh vực kinh tế hoặc công nghệ nào đó.
– Ưu điểm
Thường mang tính hướng đích, tiếp cận với khách hàng tiềm năng phô trương được những thành tựu và kích thích khách hàng quan tâm chú ý trong tương lai.
Được cọ xát với các đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề thu thập nhiều thông tin.
– Nhược điểm
Nghiệp vụ giao dịch và tổ chức rất phức tạp đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rõ ràng, cán bộ tinh thông.
Thường diễn ra trong một thời gian và địa điểm nhất định gây khó khăn cho những công ty ở các quốc gia không có ngoại giao thân thiện với nước tổ chức.
Thường bị lộ thông tin về sản phẩm vì có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng tham gia.
– Điều kiện áp dụng
Đối với các doanh nghiệp chưa có thương hiệu mạnh trên thị trường.
5. Giao dịch tái xuất
– Khái niệm
Giao dịch tái xuất là hình thức xuất khẩu trở ra nước ngoài những hàng trước đây đã nhập khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất.
Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về một số ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu.
– Ưu điểm
Điều hoà thương mại thế giới, hạn chế cuộc chiến thương mại hoặc những trừng phạt về kinh tế.
Phát huy và khai thác được thế mạnh của các dịch vụ gia công chế biến sau thu hoạch làm tăng giá trị sản phẩm do đó tăng thêm lợi nhuận.
– Nhược điểm:
Sử dụng phương thức này bị chia sẻ lợi nhuận, không gắn kết được người sản xuất và tiêu dùng cuối cùng.
Nghiệp vụ phức tạp đòi hỏi phải phối kết hợp giữa nhập khẩu-xuất khẩu và thanh toán tiền hàng.
Điều kiện áp dụng
Áp dụng đối với các nước có sự nhạy bén tình hình về thị trường và giá cả.
6. Hình thức gia công quốc tế
– Khái niệm
Gia công quốc tế là phương thức giao dịch kinh doanh trong đó một bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc bán thành phẩm của một bên khác (gọi là bên đặt gia công) để chế biến thành ra thành phẩm, giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao (gọi là phí gia công).
– Ưu điểm
+ Chuyên môn hóa lao động trên phạm vi toan quốc trên phạm vi toàn cầu, giúp cho việc phân công lao động quốc tế phát triển mạnh mẽ.
+ Giúp cho các doanh nghiệp nhận gia công tiếp thu nhiều kinh nghiệm quốc tế và người lao động được trực tiếp tiếp cận với nhiều loại thiết bị và công nghệ tiên tiến hơn
+ Tạo thêm việc làm, tận dụng được số lao động dư thừa.
– Nhược điểm
+ Bên nhận gia công thường là bên có nhiều yếu kém về các mặt như vốn, công nghệ, kỹ năng…nên nhận được thù lao rẻ mạt.
+ Có các mâu thuẫn về văn hóa trong việc sử dụng lao động quốc tế.
– Điều kiện áp dụng
Nước tiếp nhận gia công có nguồn nhiên liệu và nhân công rẻ chủ yếu là các nước đang phát triển.
Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…
Thẻ rút tiền mặt, hay còn được biết đến với tên gọi phổ quát là…
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò như “kim chỉ nam”, hé mở…
Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh…
Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…
Truyền thông ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu…