Cách đọc bảng giá chứng khoán và những điều nhà đầu tư F0 cần biết

Đầu tư chứng khoán hiện nay là một trong những hình thức đầu tư tài chính phổ biến nhất và đã có rất nhiều người bắt đầu gia nhập vào thị trường đầy thử thách này. Tuy nhiên, trước khi bước chân vào sản chứng khoán thì việc đầu tiên bạn cần làm là trang bị đầy đủ kiến thức cần thiết cơ bản. Trong đó, cách đọc bảng giá chứng khoán là kỹ năng cực kỳ quan trọng. Vậy nên trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu khái niệm và các thuật ngữ cơ bản để có thể giúp bạn đọc hiểu bảng giá chứng khoán nhé! 

Bảng giá chứng khoán là gì?

Để hiểu được bảng giá chứng khoán thì bạn cần nắm được khái niệm sàn giao dịch chứng khoán trước tiên. Đây là nền tảng và phương tiện diễn ra mọi hoạt động giao dịch, trao đổi các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu…) giữa người mua, người bán và môi giới. Tại Việt Nam sẽ có hai Sở giao dịch chứng khoán chính thức và phổ biến nhất là Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX).

Một bảng giá giao dịch chứng khoán

Bảng giá chứng khoán được hiểu là nơi thể hiện tất cả mọi thông tin liên quan đến giá và các giao dịch cổ phiếu đang diễn ra trên thị trường chứng khoán. Từ đó, mang đến những thông tin vô cùng quan trọng để bạn đưa ra quyết định đầu tư. Mỗi sản giao dịch chứng khoán sẽ có một bảng giá chứng khoán riêng nhưng cơ bản thì các bảng giá này chỉ khác nhau về giao diện nên bạn có thể yên tâm lựa chọn bất kỳ bảng nào miễn là giao diện đó phù hợp với bạn.

Các thuật ngữ cần biết trong bảng giá chứng khoán

Mỗi bảng giá chứng khoán ở hai sàn HOSE và HNX sẽ thể hiện rất nhiều thông tin cùng một lúc và có rất nhiều cột với những cụm từ viết tắt khá khó hiểu nên việc nắm được những thuật ngữ xuất hiện trong bảng là vô cùng cần thiết. Cơ bản sẽ có 8 thuật ngữ, cụ thể như: 

  • Mã CK (Mã chứng khoán): là danh sách các mã riêng mà mỗi công ty niêm yết trên sàn được Ủy ban Chứng khoán NN cấp cho và được xếp theo thứ tự từ A – Z.
  • ĐCGN hay TC (Giá đóng cửa gần nhất hay Giá tham chiếu): là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất và được dùng làm cơ sở tính giá trần và giá sàn
  • Trần (Giá trần): thể hiện mức giá cao nhất của 1 cổ phiếu mà bạn có thể mua hay bán trong phiên giao dịch
  • Sàn (Giá sàn): thể hiện mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu có thể đạt được trong mỗi phiên giao dịch
  • Bên mua: Hệ thống sẽ hiển thị ba mức giá đặt mua tốt nhất (hay mua cao nhất) và khối lượng đặt mua tương ứng
  • Bên bán: Hệ thống hiển thị ba mức chào bán tốt nhất (thấp nhất) và khối lượng chào bán tương ứng
  • TKL (Tổng khối lượng khớp): Khu vực này biểu thị tổng khối lượng cổ phiếu đã được khớp trong phiên giao dịch hôm đó.
  • ĐTNN (Đầu tư nước ngoài): gồm hai cột mua và bán hiển thị khối lượng giao dịch mà nhà đầu tư nước ngoài thực hiện trong ngày giao dịch

Xem thêm: Hướng dẫn xem bảng giá chứng khoán đầy đủ và chi tiết từ A – Z.

Biết cách đọc bảng giá chứng khoán bằng việc hiểu các từ viết tắt

Ý nghĩa màu sắc 

Màu sắc chính là điểm đặc trưng của các bảng giá chứng khoán và chắc hẳn bạn cũng đã từng nghe câu nói đùa: “Nhà đầu tư chứng khoán yêu màu tím, thích màu lá, ghét màu đỏ và hận màu lam”. Việc đặt màu như vậy sẽ giúp các trader biết được sự tăng giảm của cổ phiếu:

  • Màu vàng: giá không tăng không giảm hay giá khớp lệnh bằng đúng giá tham chiếu
  • Màu đỏ: giá giảm, cho biết giá khớp lệnh thấp hơn giá tham chiếu nhưng lại cao hơn giá sàn  
  • Màu xanh lá: giá tăng, với giá khớp lệnh cao hơn giá tham chiếu và thấp hơn giá trần
  • Màu tím: giá tăng kịch trần, tức là giá đó đã tăng tối đa bằng với giá trần
  • Màu lam: giá giảm kịch sàn, là mức giảm tối đa của giá xuống bằng với giá sàn 

Cách đọc bảng giá chứng khoán với 5 màu sắc đặc trưng

Tổng kết

Bước đầu tiên của việc chơi chứng khoán đó là nắm vững tất cả những kiến thức cơ bản và kỹ năng hay cách đọc bảng giá chứng khoán là cực kỳ quan trọng. Hy vọng với những thông tin được cung cấp phía trên đã giúp bạn hiểu được thế nào là bảng giá chứng khoán cũng như các thuật ngữ và ý nghĩa màu sắc đặc trưng. Ngoài ra, nếu bạn đã trang bị đầy đủ kiến thức thì đừng ngần ngại bắt đầu mở tài khoản và tham gia đầu tư ngay tại đây.

 

 

 

Share

Recent Posts

Cách lập insight khách hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

5 months ago

Thẻ rút tiền mặt – Những lợi ích và lưu ý mà bạn cần biết

Thẻ rút tiền mặt, hay còn được biết đến với tên gọi phổ quát là…

6 months ago

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Chìa khóa vàng cho tài chính tương lai

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò như “kim chỉ nam”, hé mở…

6 months ago

Khám phá khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp và cách giải quyết

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh…

6 months ago

Lợi ích của kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông đối với doanh nghiệp.

Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…

6 months ago

Các bước cơ bản để lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Truyền thông ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu…

6 months ago