Câu hỏi và giả thiết cho nghiên cứu hàng điện tử
Cơ cấu cung ứng cho TĐĐQG ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam? Kết quả khảo sát rất kỹ lưỡng ngành công nghiệp điện tử của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử năm 2006 còn chỉ ra, năng lực nội địa hoá trong ngành điện tử còn thấp hơn mức trung bình mà Bộ Bưu chính Viễn thông và Bộ Công Thương công bố. Tỉ lệ nội địa hoá trong ngành điện tử thấp, vậy cơ cấu cung ứng trong MLSX của các nhà lắp ráp này ra sao? Cơ cấu này có thể tiếp cận theo thành phần cung ứng hoặc theo cơ cấu nhóm ngành cung ứng.
Tại sao CNHT ngành điện tử gia dụng chưa phát triển ở Việt Nam? Hiện tại, các nhà cung ứng cho các công ty lắp ráp điện tử gia dụng ở Việt Nam hầu hết là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. MLSX của các nhà lắp ráp ĐTGD có nhiều lớp, nếu ngay lập tức cung ứng trực tiếp cho các tập đoàn này, tất nhiên doanh nghiệp Việt Nam chỉ có thể tham gia vào các công đoạn đơn giản: bao bì, xốp chèn, túi nhựa… Nếu muốn tham gia cung cấp các linh kiện thâm dụng công nghệ hơn, lại chưa thể đáp ứng được khách hàng là nhà lắp ráp thì hệ thống CNHT nội địa có thể đáp ứng được cho đối tượng khách hàng nào?
Làm thế nào để thúc đẩy năng lực CNHT ngành điện tử gia dụng ở Việt Nam? Làm thế nào để doanh nghiệp nội địa có thể bán sản phẩm cho các doanh nghiệp cung ứng ở các lớp cao trong MLSX của các TĐĐQG ngành ĐTGD? Trong 3 nhóm linh kiện cho ĐTGD: cơ khí, nhựa và cao su, điện và điện tử, Việt Nam khó có thể cạnh tranh được với các nước trong khu vực về các chi tiết linh kiện điện tử. Bản thân các linh kiện này có kích thước nhỏ và giá trị lớn, thường được các TĐĐQG nhập khẩu với chi phí vận chuyển và lưu kho không cao.Vậy Việt Nam có nên tập trung năng lực cung ứng ĐTGD theo hướng linh kiện cơ khí và linh kiện nhựa, cao su?