Chính sách phát triển công nghiệp điện tử
Mô hình của VMEP đáng để Chính phủ xem xét và nhân rộng trong việc thu hút đầu tư từ các nhà cung ứng của nhà lắp ráp đã vào Việt Nam. Mô hình của VMEP là một dạng của Cụm liên kết ngành, hay Khu công nghiệp hỗ trợ. Qua kết quả nghiên cứu của tác giả, cho đến nay ở Việt Nam mới chỉ xuất hiện một cụm tập trung các doanh nghiệp liên kết như vậy. Điều này góp phần làm cho năng lực sản xuất công nghiệp hàng điện tử của Việt Nam rất yếu. Rõ ràng, việc đánh giá, quy hoạch và xây dựng khu vực tập trung các doanh nghiệp cung ứng nằm gần nhà lắp ráp chính của họ là vấn đề đặt ra khi hoạch định chính sách công nghiệp hàng điện tử quốc gia.
Các chính sách liên quan đến ưu đãi cho doanh nghiệp sản xuất phụ trợ cũng được doanh nghiệp đề cập. Ví dụ về sản xuất xe ô tô Innova của Toyota ở cho thấy vấn đề này. Năm 2008, với công suất 1300 xe/tháng so với ở In-đô-nê-xi-a là 5000 xe/tháng, Toyota Việt Nam không thể đầu tư vào sản xuất linh kiện và cũng khó kêu gọi các nhà cung ứng đầu tư vào theo.
Nếu so sánh chi phí sản xuất này với Toyota In-đô-nê-xi-a, chi phí chênh lệch của 1 xe Innova tại Việt Nam cao hơn đến 4000 USD. Điều này là do các linh kiện sản xuất ngay tại nội địa ở Việt Nam quá ít, làm cho chi phí nhập khẩu linh kiện, chi phí hậu cần cao lên. Ngoài ra các mức thuế của Việt Nam cũng cao hơn ở Inđô-nê-xi-a. Nhiều doanh nghiệp lắp ráp trong lĩnh vực ô tô và điện tử gia dụng cho biết họ không có động lực trong việc tìm kiếm hay tự cung ứng vì thuế nhập khẩu đánh vào linh kiện quá thấp, trong khi Chính phủ không có các ưu đãi thuế khi sản xuất linh kiện trong nước.
Một vấn đề mà nhiều chuyên gia Nhật Bản đều đề cập, là Việt Nam cần xác định các ngành CNHT ưu tiên. Quy hoạch phát triển CNHT của Việt Nam đưa ra 5
ngành công nghiệp là quá rộng, cần phải lựa chọn loại ngành CNHT mang tính
chiến lược và có dung lượng thị trường lớn. Trên cơ sở này, có các chính sách hỗ
trợ hướng đến việc cung ứng cho ngành ưu tiên đó.