Chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ hàng điện tử

Năm 2005, Chính phủ triển khai Chiến lược phát triển nguyên liệu và linh phụ kiện, nhằm phát triển CNHT trong công nghiệp ô tô và công nghiệp điện tử, trong đó chỉ định rõ Samsung và Lucky Gold Star là các doanh nghiệp hạt nhân, với một số nhà sản xuất chuyên cung ứng linh phụ kiện phải phát triển các sản phẩm này để thay thế nhập khẩu.

Doanh nghiệp vệ tinh tự nguyện tham gia để nâng cao hiệu quả và tìm khách hàng. Hệ thống này rất thành công, góp phần chia sẻ thông tin và tạo cơ chế để chính phủ thực thi các chính sách. Ma-lay-xi-a. Chương trình phát triển Vendor tập trung vào phát triển CNHT bằng cách hỗ trợ các công ty trong nước hợp tác với tập đoàn và các công ty nước ngoài, nhưng không thành công do sự phân biệt loại hình doanh nghiệp và sự phụ thuộc quá lớn vào các công ty lớn. Chương trình được bắt đầu vào giữa thập kỷ 90 để thúc đẩy các công ty có vốn đầu tư của người Ma-lay-xi-a hợp tác với các công ty nước ngoài. Trong chương trình này, công ty lớn FDI liên kết với một ngân hàng thương mại và các công ty cung cấp linh kiện nội địa.

Công ty FDI này được yêu cầu hàng năm tạo ra một hoặc hai đối tác là các doanh nghiệp cung ứng nội địa. Tuy nhiên, kết quả là, các công ty có vốn của người Hoa không được sự hỗ trợ của dự án này, lại phát triển hệ thống khách hàng một cách mạnh mẽ và liên kết hợp tác rất tốt với công ty FDI, hơn là hệ thống doanh nghiệp Ma-lay-xi-a được Chính phủ hỗ trợ. Để cải thiện, chương trình liên kết phát triển công nghiệp dựa trên nhóm đã được triển khai, trong đó cả nhà cung cấp bậc 2 và không quy định thành phần doanh nghiệp tham gia. Các công ty đóng vai trò dẫn dắt cũng được hưởng ưu đãi như giảm thuế hay hỗ trợ hoạt động nghiên cứu. Thái Lan. Uỷ ban phát triển liên kết công nghiệp đưa ra chương trình phát triển nhà cung cấp quốc gia từ những năm 1990, nhằm tạo ra kênh giao tiếp cho các ngành chế tạo ở Thái Lan.

Chương trình kéo dài 5 năm (1992-1997) trải qua 4 giai đoạn: phát triển cơ sở dữ liệu (CSDL) để hỗ trợ liên kết, tập trung vào CNĐT, ô tô, đào tạo nhà cung cấp; hỗ trợ kỹ thuật, hội thảo, kết nối doanh nghiệp; phát triển CSDL, đào tạo, tham gia hội chợ quốc tế; hội chợ quốc tế. Tuy nhiên, chương trình không thành công, do không được doanh nghiệp biết đến và do các hoạt động hỗ trợ mới chỉ nằm ở bề nổi mà chưa đi vào hỗ trợ liên kết cụ thể.

Share

Recent Posts

Cách lập insight khách hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

5 months ago

Thẻ rút tiền mặt – Những lợi ích và lưu ý mà bạn cần biết

Thẻ rút tiền mặt, hay còn được biết đến với tên gọi phổ quát là…

6 months ago

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Chìa khóa vàng cho tài chính tương lai

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò như “kim chỉ nam”, hé mở…

6 months ago

Khám phá khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp và cách giải quyết

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh…

6 months ago

Lợi ích của kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông đối với doanh nghiệp.

Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…

6 months ago

Các bước cơ bản để lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Truyền thông ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu…

6 months ago