Chính sách và việc thực thi chính sách

Ở Thái Lan, phát triển CNHT là nhân tố chính trong việc thúc đẩy tính cạnh tranh và hạn chế các doanh nghiệp điện tử nước ngoài chuyển nhà máy sang nước khác. Tuy nhiên, mức độ tham gia của cơ quan Chính phủ vào việc thực thi những luật này vẫn có những sai khác đáng kể. Khi Chính phủ thay đổi mức thuế nhập khẩu, các công ty bị yêu cầu phải trả khoản chênh lệch giữa mức thuế cũ và mới và điều này xảy ra rất thường xuyên. Nếu các công ty nước ngoài được Ủy ban đầu tư Thái Lan thừa nhận thì trên lí thuyết được phép nhập khẩu vật liệu mà không phải nộp thuế. Tuy nhiên, trên thực tế chính sách này chỉ hoàn lại thuế nhập khẩu cho doanh nghiệp tại thời điểm họ đưa ra chứng cứ có hàng xuất khẩu. Thủ tục này gây ra phiền hà và nhiều công ty đã chỉ ra rằng việc hoàn lại thuế nhập như vậy đôi khi bị trì hoãn một cách tuỳ tiện. Phần lớn các doanh nghiệp FDI hoạt động ở Thái Lan đang phải đối mặt với những phiền toái này.

Ở In-đô-nê-xi-a, sự lạc hậu trong việc quản lý hệ thống thuế đã gây tác động rất tiêu cực lên sản xuất của các công ty nước ngoài. Các vấn đề nghiêm trọng nảy sinh trong quá trình thực thi chính sách thuế chứ không phải ở bản thân hệ thống thuế. Nạn buôn lậu cũng là một vấn đề tồn tại rất lớn mà chính phủ không giải quyết được triệt để.

Gần đây, các công ty Nhật Bản đã bắt đầu coi Phi-lip-pin như là trung tâm sản xuất các phụ tùng lắp ráp máy ảnh, màn hình tinh thể lỏng và bộ khuếch đại điện áp trong các máy kỹ thuật số, đặc biệt cho xuất khẩu. Phi-lip-pin có lợi thế về khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của nhân công, nguồn nhân lực cho các vị trí quản lý trung gian, lợi thế vị trí do nằm giữa Nhật Bản và các nước ASEAN.

Các chính sách ưu đãi đầu tư nước ngoài của Phi-lip-pin có thể đánh giá là thuận lợi nhất trong khu vực ASEAN. Tuy nhiên, vẫn còn một số điểm làm các nhà đầu tư lo ngại: thủ tục hành chính quá phiền hà và mất nhiều chi phí, có nhiều vấn đề liên quan đến tham nhũng, quản lý lao động, ổn định xã hội, hạ tầng. Việc cung cấp năng lượng điện không ổn định khiến các doanh nghiệp gia tăng chi phí vì phải đầu tư nhà máy điện. Mạng lưới đường sá và đường cao tốc nối với các khu công nghiệp không được xây dựng một cách hợp lý. Giao thông đường bộ kém làm tăng thêm nạn tắc nghẽn đường giao thông và các hoạt động tội phạm khác. Tệ nạn buôn lậu đôi lúc đã vượt quá khả năng kiểm soát của Chính phủ.

Share

Recent Posts

Cách lập insight khách hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

5 months ago

Thẻ rút tiền mặt – Những lợi ích và lưu ý mà bạn cần biết

Thẻ rút tiền mặt, hay còn được biết đến với tên gọi phổ quát là…

6 months ago

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Chìa khóa vàng cho tài chính tương lai

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò như “kim chỉ nam”, hé mở…

6 months ago

Khám phá khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp và cách giải quyết

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh…

6 months ago

Lợi ích của kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông đối với doanh nghiệp.

Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…

6 months ago

Các bước cơ bản để lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Truyền thông ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu…

6 months ago