Chức năng của thương hiệu
Chức năng nhận diện và phân biệt: Thương hiệu cũng là một nhân tố đóng vai trò tích cực trong phân đoạn thị trường của doanh nghiệp, ví như mỗi loại hàng hoá khác nhau sẽ mang đến những thông điệp khác nhau đựa trên những dấu hiệu nhất định nhằm đáp ứng sự kỳ vọng và thu hút của khách hàng. Có thể coi đây là chức năng gốc của thương hiệu.
Chức năng thông tin và chỉ dẫn: Chức năng thông tin của thương hiệu thể hiện ở chỗ thông qua các yếu tố như ở trên, ví như dựa trên hình ảnh, âm thanh, khẩu hiệu, ngôn ngữ,… Khi thương hiệu đã thể hiện rõ chức năng này sẽ là cơ hội thuận lợi để người tiêu dùng dễ dàng tìm hiểu và đi đến chấp nhận thương hiệu. Vì thế với các thương hiệu xuất hiện sau thì mọi thông điệp đưa ra cần phải rõ ràng, được định vị cụ thể và có sự khác biệt cao so với thông điệp của các thương hiệu đi trước để tránh sự nhầm lẫn cho người tiêu dùng.
Chức năng tạo sự cảm nhận và tin cậy: Đó cũng là cảm nhận của người tiêu dùng về ấn tượng đầu tiên trước khi được tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, cảm nhận đó được hình thành chính trên cơ sở mà các yếu tố của thương hiệu như hình ảnh, âm thanh và qua đó đã tạo được giá trị cá nhân cho người tiêu dùng. Chiếc xe Mercdes mang đến thông điệp sang trọng, thành đạt, tự tin vì vậy trước khi lựa chọn hàng hoá này người tiêu dùng đã cảm nhận được chính mình là người thành đạt, quý phái nếu mình lựa chọn thương hiệu đó.
Chức năng kinh tế: Thương hiệu được coi là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp. Thương hiệu nó mang trong mình một giá trị hiện tại và tiềm năng, giá trị đó chỉ thể hiện rõ nhất khi doanh nghiệp nhượng bán thương hiệu. Đương nhiên một thương hiệu nổi tiếng sẽ mang lại sự tin tưởng cho khách hàng, từ đó hàng hoá sẽ được bán nhiều hơn, thậm chí với giá cao hơn, dễ thâm nhập thì trường hơn và từ đó mang lại lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp. Lợi nhuận hiện tại và tiềm năng lại tiếp tục quy định giá trị tài chính của thương hiệu và từ đó cái giá của thương hiệu sẽ lại được tăng lên gấp bội, đó chính là chức năng kinh tế mà thương hiệu mà lại. Hàng năm, tạp chí Business Week đưa ra bảng xếp loại của 100 thương hiệu đứng đầu trên thế giới với giá trị ước tính của nó, chẳng hạn giá trị các thương hiệu nổi tiếng của năm 2002, theo thứ tự: 1) Coca-Cola: 69,6 tỷ USD; Microsoft: 64 tỷ USD; IBM: 51 tỷ USD…