Đặc điểm ngành công nghiệp điện tử Việt Nam

Kết quả khảo sát 108 doanh nghiệp điện tử Việt Nam trên toàn quốc, bao gồm 9 DNNN, 41 công ty cổ phần, 20 công ty trách nhiệm hữu hạn, 38 doanh nghiệp FDI, một số vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp, khu chế xuất năm 2006 của Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử cho thấy, 90% lực lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực sản xuất điện tử tập trung vào 2 trung tâm lớn: Hà Nội và các tỉnh lân cận (Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên) và TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Hai trung tâm này sản xuất ra phần lớn các sản phẩm điện tử quốc gia, chiếm tới 95% kim ngạch xuất khẩu. Ngoài 2 trung tâm này, chỉ còn một số ít doanh nghiệp điện tử nhỏ ở Hải Phòng và Đà Nẵng. Các doanh nghiệp FDI trong ngành công nghiệp điện tử thường chọn các khu công nghiệp, khu chế xuất, có hạ tầng tốt, giao thông thuận tiện. Các KCN Biên Hòa I và Biên Hòa II ở phía Nam, KCN Thăng Long-Nội Bài phía Bắc là nơi thu hút được nhiều các doanh nghiệp điện tử có vốn đầu tư nước ngoài. Rất nhiều các doanh nghiệp tư nhân cũng đang theo xu hướng này.

Việt Nam có khoảng hơn 60 doanh nghiệp FDI sản xuất các sản phẩm điện tử và linh kiện máy tính, sản phẩm gần như 100% để xuất khẩu. Một số doanh nghiệp có vốn đầu tư lớn như Fujitsu với số vốn 198,8 triệu USD chuyên sản xuất bản mạch và đế mạch in điện tử, Canon Việt Nam với số vốn 176,7 triệu USD chuyên sản xuất máy in, phụ kiện, bán thành phẩm máy in và thiết bị điện tử…. Các doanh nghiệp này khai thác thị trường truyền thống sẵn có như Trung Quốc, Nhật Bản, Xin-ga-po… Toàn ngành có hơn 200 doanh nghiệp trong nước, đa phần là loại hình DNNVV.

So với các quốc gia láng giềng, số lượng doanh nghiệp trong công nghiệp điện tử còn quá ít và chưa trở thành động lực thúc đẩy sự phát triển của ngành. Các DNNN hầu hết có quy mô vừa với cơ sở hạ tầng tốt, trình độ công nghệ trung bình, tiên tiến.

Hoạt động chính của công nghiệp điện tử Việt Nam hiện nay là lắp sáp sản phẩm điện tử gia dụng (hình 2.4), dẫn tới cơ cấu mất cân đối giữa sản phẩm ĐTGD và điện tử chuyên dùng (80% và 20%). Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, tỉ lệ này ở các quốc gia công nghiệp phát triển là 15/75.

Share

Recent Posts

Cách lập insight khách hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

5 months ago

Thẻ rút tiền mặt – Những lợi ích và lưu ý mà bạn cần biết

Thẻ rút tiền mặt, hay còn được biết đến với tên gọi phổ quát là…

6 months ago

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Chìa khóa vàng cho tài chính tương lai

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò như “kim chỉ nam”, hé mở…

6 months ago

Khám phá khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp và cách giải quyết

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh…

6 months ago

Lợi ích của kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông đối với doanh nghiệp.

Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…

6 months ago

Các bước cơ bản để lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Truyền thông ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu…

6 months ago