Điểm mặt 9 loại rủi ro trong Doanh nghiệp thường gặp
Rủi ro trong quá trình hoạt động là điều bất khả kháng mà Doanh nghiệp nào ít nhiều cũng sẽ gặp phải, vì vậy bắt buộc Doanh nghiệp phải có phương án ứng phó, hoặc dự phòng cho những biến cố, rủi ro có xảy ra để ngăn chặn hoặc giảm thiệt hại xuống mức thấp nhất. Để làm được vậy, trước hết người lãnh đạo cần nhận diện được các loại rủi ro trong Doanh nghiệp thường mắc phải.
Một số rủi ro mà Doanh nghiệp thường gặp phải
Quản trị rủi ro giúp giảm tác động tiêu cực cho doanh nghiệp
Rủi ro pháp lý
Đây là loại rủi ro quan trọng nhất mà Doanh nghiệp cần phải hết sức lưu ý. Doanh nghiệp cần phải bám sát và tuân thủ theo luật pháp, đáp ứng yêu cầu về mặt pháp lý để được vận hành 1 cách chính thống và liên tục. Tuy nhiên, trong trường hợp xấu, bộ phận pháp chế chưa cập nhật những thay đổi mới của pháp luật, rất có thể đẩy công ty vào con đường phạm pháp.
Rủi ro chiến lược
Rủi ro chiến lược xảy ra khi thiếu sự đầu tư, nghiên cứu kỹ lưỡng
Rủi ro chiến lược bao gồm việc đưa ra các chiến lược sai lầm, thực hiện không đúng theo hoạch định của chiến lược, hay không kịp điều chỉnh chiến lược để phù hợp hơn với môi trường kinh doanh hiện tại của công ty.
Rủi ro danh tiếng
Là những thiệt hại có thể khiến danh tiếng hay hình ảnh của Doanh nghiệp xấu đi hoặc không phù hợp với khách hàng. Rủi ro này xuất phát từ những hành vi, hoạt động của công ty bị coi là gian lận, thiếu trung thực, thiếu tôn trọng hoặc thể hiện năng lực kém cỏi của công ty.
Rủi ro vận hành
Đây là những rủi ro trong Doanh nghiệp về cách quản lý, vận hành cũng như quy trình làm việc trong Doanh nghiệp. Nếu hệ thống quản lý, kiểm soát, triển soát kế hoạch dự án không rõ ràng, chặt chẽ và được tuân thủ nghiêm ngặt thì rủi ro vận hành là rất cao. Việc này có khả năng gây tổn thất về chi phí và trì trệ trong khi vận hành của Doanh nghiệp.
Rủi ro con người
Nhân sự là vấn đề cần lưu tâm
Một trong những yếu tố không thể thiếu trong quản trị rủi ro Doanh nghiệp chính là vấn đề nguồn nhân lực. Nếu bộ phận quản lý, điều hành không chú trọng đào tạo, quản lý nguồn nhân lực thì có thể phạm sai lầm khi tuyển chọn nhân lực không đủ chuyên môn, nhân phẩm kém hoặc không có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao.
Rủi ro bảo mật
Vấn đề bảo mật thông tin cực kỳ quan trọng đối với sự sinh tồn của bất kỳ tổ chức, Doanh nghiệp nào. Việc bị đánh cắp dữ liệu khách hàng, bí mật độc quyền sản phẩm, công nghệ hay những thông tin quan trọng khác có thể khiến Doanh nghiệp phá sản hoặc gánh những khoản nợ “khổng lồ” nếu rủi ro bảo mật có ảnh hưởng tới lợi ích của các đối tác khách hàng.
Rủi ro tài chính
Xử lý rủi ro tài chính là một trong những vấn đề cần cần giải quyết
Đây là loại rủi ro khiến nhiều Doanh nghiệp “lao đao” vì phải xử lý nhiều vấn đề tài chính phức tạp như dòng tiền vào ra, lãi suất, thanh khoản, công nợ,… Tuỳ từng loại rủi ro tài chính mà sẽ có mức độ nguy hại khác nhau dựa trên tần suất xuất hiện và đặc thù ngành.
Rủi ro cạnh tranh
Loại rủi ro này chỉ mức độ cạnh tranh hơn hoặc kém giữa Doanh nghiệp so với đối thủ. Có nhiều loại cạnh tranh như cạnh tranh về giá, cạnh tranh nguồn nhân lực, cạnh tranh chất lượng dịch vụ hoặc tính năng sản phẩm. Việc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài của Thương hiệu nếu Doanh nghiệp không đưa ra được các biện pháp nâng cao sức cạnh tranh.
Rủi ro kinh tế
Dựa vào các điều kiện kinh tế trên thị trường thực tại, Doanh nghiệp sẽ có cơ hội thúc đẩy doanh thu hoặc phải đối mặt với áp lực doanh số bán hàng. Chẳng hạn như khi thị trường thiếu ổn định hoặc rơi vào trạng thái “đóng băng”, cán cân giữa nguồn cung và nguồn cầu sẽ xảy ra chênh lệch và dẫn đến tình trạng nguồn cung nhiều hơn nhưng nhu cầu lại khan hiếm vì thiếu người mua.
Quản trị rủi ro trong doanh nghiệp cùng Kompa
Không chỉ tư vấn đưa ra các phương hướng để giải quyết rủi ro, Kompa còn đưa đến cho Doanh nghiệp các gói giải pháp khác như theo dõi sức khoẻ Doanh nghiệp, quản trị danh tiếng Thương hiệu, nghiên cứu thị trường 360 độ,… Kompa có thể đưa ra những kịch bản ứng phó rủi ro, đáp ứng nhu cầu cầu của DOanh nghiệp. Ngoài ra, việc phân tích chiến lược Social Listening cũng góp phần phát hiện các rủi ro, nguy cơ khủng hoảng truyền thông để Doanh nghiệp kiọ thời có phương án, chiến lược ngăn chặn kịp thời trước khi trở nên trầm trọng hơn.
>>> Xem thêm: 8 bước quản trị rủi ro cầm nắm vững
Như vậy, nếu như ví rủi ro như những “căn bệnh”, thì quản trị rủi ro giống như “hệ thống miễn dịch” giúp ngăn ngừa và chữa trị những rủi ro mà Doanh nghiệp có thể gặp phải. Không có quản trị rủi ro, Doanh nghiệp sẽ không có biện pháp bảo vệ và trở nên vô cùng mong manh trước sự khốc liệt của thị trường. Không có quản trị rủi ro, Doanh nghiệp sẽ không có những biện pháp dự trù và khắc phục thiệt hại do rủi ro gây ra, từ đó sẽ gặp bất lợi và dẫn đến phá sản.