Duy trì 3 thói quen để tiết kiệm tiền mỗi ngày hiệu quả

Có những người thu nhập rất cao nhưng đến cuối tháng ví tiền lại “rỗng toét”. Nhưng cũng có người tuy lương chỉ ở mức khiêm tốn nhưng lại có tiền mua nhiều thứ. Mấu chốt không chỉ ở việc bạn kiếm được bao nhiêu mà là ở cách chi tiêu và tiết kiệm của bạn. Khi bạn có thói quen tốt giúp tiết kiệm tiền mỗi ngày hiệu quả sẽ kéo theo chỉ số tài chính của cá nhân tăng dần lên. Hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm cho mình một phương pháp tiết kiệm phù hợp và hiệu quả cho bản thân nào.  

Biết cách tiết kiệm tiền mỗi ngày để đảm bảo tài chính cá nhân 

1. Hãy mua hàng sau 3 ngày

Trên thực tế, việc mua hàng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố cảm xúc. Sự thật là đôi khi bạn mua sắm không phải vì bạn cần mà là vì bạn muốn, có thể là do nó làm bạn vui vào ngay thời điểm đó. 

Việc bạn cần làm là đừng vội vã mua ngay mà hãy đợi thêm 3 ngày sẽ giúp kiểm soát được bản thân mình tốt hơn. Hãy dành thời gian để tự hỏi bạn thân mình rằng “Mình có đang thực sự cần cái này không hay là chỉ thích thôi”. Khi có thời gian suy nghĩ như vậy, cũng sẽ dễ dàng cân đo đong đếm với các nhu cầu khác và quyết định xem nên mua những gì cần thiết trước. 

Thói quen này sẽ hoàn toàn phù hợp cho những ai vừa có sở thích mua đồ đắt tiền thường xuyên dựa trên cảm xúc nhiều nhưng vừa có tài chính không quá cao, điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được kha khá tiền đấy !

2. Tiết kiệm ngay khi nhận lương

Có một suy nghĩ sai lầm mà không phải ai cũng biết là cuối tháng còn dư tiền bao nhiêu mới lấy số tiền đó bỏ vào tiết kiệm. Nhưng liệu bạn có bao giờ tự hỏi mình rằng, mình có thực sự biết chính xác cuối mỗi tháng sẽ dư được lại bao nhiêu để tiết kiệm. Nếu tình trạng này kéo dài, khi nào bạn sẽ tích góp được đủ tiền tiết kiệm thực hiện các kế hoạch trong tương lai. Nghe sơ qua thôi thì có vẻ khá là chênh vênh đúng không nè ! 

Thực tế cho thấy việc bạn trích ra một khoản tiết kiệm ngay sau khi nhận được lương mới thực sự có hiệu quả. Và số dư còn lại hãy phân bổ chi tiêu cho từng nhu cầu trong tháng. Tuy nhiên chỉ nên trích ra khoản 20-25% thu nhập mỗi tháng, không nên trích ra quá cao so với thu nhập vì việc này sẽ dễ gây ra tác dụng ngược ảnh hưởng đến chi tiêu ngắn hạn của bạn khiến bạn cảm giác rằng như bị “móc túi hàng tháng”. 

3. Áp dụng các phương pháp tiết kiệm tiền mỗi ngày 

3.1 Phương pháp 50/20/30

Tiết kiệm tiền mỗi ngày hiệu quả bằng phương pháp 50/20/30 

Cách này sẽ phù hợp với những ai thích sự chi tiết, kỹ càng nhưng dễ thực hiện. Hiểu một cách đơn giản, quy tắc này yêu cần bạn sẽ phải chia thu nhập của mình thành 3 phần, mục đích và phần trăm chi phí cho từng phần như sau: 

Nhóm nhu cầu thiết yếu: phần này sẽ ở mức 50% chi cho các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu hàng ngày của cuộc sống tiền nhà, tiền ăn uống, di chuyển đi lại, mua sắm đồ dùng sinh hoạt hàng tháng,…Tuy nhiên, vẫn có thể linh hoạt bổ sung thêm tùy theo nhu cầu và thu nhập của cá nhân. 

Nhóm các khoản đầu tư sinh lời: khoảng 20%, đây sẽ là chi phí bạn dùng cho các hoạt động sinh lời thụ động như đầu tư cổ phiếu, giúp bản thân có một khoản tiền dự phòng cho tương lai, chủ động trong mọi hoạt động xảy ra bất ngờ.

Nhóm các khoản chi không thường xuyên: hãy chi ra 30% cho bản thân sử dụng để mua sắm, giải trí, du lịch, trải nghiệm những hoạt động mình yêu thích,….Việc này sẽ giúp bản thân cảm thấy được nghỉ ngơi, thư giãn, lấy lại năng lượng để làm việc tốt hơn.

3.2 Phương pháp Kakeibo

Trước khi áp dụng phương pháp này, bắt buộc bạn phải tự trả lời được 4 câu hỏi là “Bạn có bao nhiêu tiền? Bạn muốn tiết kiệm bao nhiêu tiền? Bạn sẽ tiêu bao nhiêu tiền? Bạn có thể cải thiện bằng cách nào?”

Sau khi tự tìm ra cho mình câu trả lời, tiếp tục áp dụng theo các bước sau:  

  • Thống kê tổng thu nhập cá nhân rồi trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt thiết yếu.
  • Dành ra một khoản tiền để tiết kiệm (khoảng 20-25%). 
  • Chia số tiền cần tiêu xài thành 4 nhóm: tiền sinh hoạt phí, tiền mua sắm, tiền giải trí, tiền phát sinh. 
  • Liệt kê ra chi phí cho kế hoạch trong tương lai như mua nhà, mua xe,…
  • Cắt giảm những nhu cầu không cần thiết để tiết kiệm được tối ưu. 
  • Vào cuối mỗi tháng, xem lại những khoản đã thu chi và những khoản đã tiết kiệm được. Từ đó điều chỉnh cho hợp lý vào tháng sau. 

3.3 Sử dụng ứng dụng quản lý chi tiêu

Nếu bạn quá bận rộn, không có thời gian mỗi tháng phải ngồi ghi và thống kê chi tiết các khoản chi phí nhưng vẫn muốn tiết kiệm tiền mỗi ngày hiệu quả thì bạn nên tìm đến các ứng dụng quản lý chi tiêu cá nhân để dễ dàng trong việc tiết kiệm, quản lý thu chi. 

Đặc biệt, ngoài việc chức năng là một ngân hàng miễn phí mọi dịch vụ tài chính như chuyển tiền, rút tiền,… TNEX còn tích hợp thêm tính năng “Quản lý chi tiêu” cho cá nhân ngay trên ứng dụng. 

Mỗi tháng người dùng có thể thiết lập hạn mức chi tiêu cho mỗi nhu cầu ngay trên app. Khi hạn mức sắp vượt ngưỡng cho phép, ứng dụng sẽ thông báo emoji vui nhộn cảnh báo số tiền còn lại được phép tiêu xài cho từng nhu cầu là bao nhiêu. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhập thêm các hoạt động chi tiêu bên ngoài vào ứng dụng. Đến cuối tháng, bạn vẫn có thể dễ dàng tra cứu lại được lịch sử đã thu chi, từ đó dễ dàng cân đối nên chi thêm hay cắt bớt đối với từng nhu cầu cho phù hợp giúp việc tiết kiệm tiền mỗi ngày được tối ưu hơn. 

Cảnh báo tiêu vượt hạn mức trên ứng dụng TNEX 

Trên đây là một số lời khuyên về việc duy trì những thói quen hữu ích giúp bạn tiết kiệm tiền mỗi ngày trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng đạt được sự tự do tài chính trong cuộc sống. Hãy mau chóng áp dụng các mẹo này để sử dụng đồng tiền một cách thông minh giúp tích lũy được thêm nhiều tài sản cho bản thân bạn nhé!

>>> xem thêm: ​Cách thanh toán tiền nước online nhanh chóng và tiện lợi phổ biến nhất hiện nay

Share

Recent Posts

Cách lập insight khách hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

5 months ago

Thẻ rút tiền mặt – Những lợi ích và lưu ý mà bạn cần biết

Thẻ rút tiền mặt, hay còn được biết đến với tên gọi phổ quát là…

6 months ago

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Chìa khóa vàng cho tài chính tương lai

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò như “kim chỉ nam”, hé mở…

6 months ago

Khám phá khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp và cách giải quyết

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh…

6 months ago

Lợi ích của kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông đối với doanh nghiệp.

Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…

6 months ago

Các bước cơ bản để lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Truyền thông ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu…

6 months ago