Hướng phát triển ngành điện tử gia dụng

Với 3 điểm chính: (1)Tập trung thu hút doanh nghiệp có vốn FDI vào sản xuất CNHT ngành ĐTGD tại Việt Nam; (2) Doanh nghiệp Việt Nam nên hướng đến cung ứng cho các nhà sản xuất phụ trợ trong MLSX; (3) Phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng nên tập trung vào linh kiện nhựa và kim loại, và hướng đến cung ứng đa ngành. Khi hoạch định chính sách, nhóm sản phẩm CNHT ngành điện tử cần được phân chia theo các nhóm của quy trình sản xuất.

Đề xuất về chương trình phát triển CNHT ngành điện tử gia dụng, với xác định phần linh kiện điện tử chủ yếu sẽ được nhập khẩu, còn các linh kiện nhựa và kim loại được sản xuất trong nước. Chương trình có 3 giai đoạn: (1) Phát triển các doanh nghiệp sản xuất linh kiện kim loại và linh kiện nhựa cho ngành ĐTGD; (2) Đổi mới máy móc công nghệ, cung ứng sản phẩm cho các ngành khác và theo chiều sâu; (3) Phát triển các linh kiện nhựa và kim loại giá trị cao, phát triển linh kiện điện tử.

Đề xuất điều chỉnh quy hoạch phát triển CNHT: (1) Xác định lại các ngành cung ứng trong phát triển CNHT, bao gồm quy hoạch cung ứng các linh kiện kim loại, các linh kiện nhựa và cao su, các linh kiện điện và điện tử; (2) Điều chỉnh khái niệm CNHT với giới hạn trong 2 khâu sản xuất: linh phụ kiện và lắp ráp phụ; (3) Xác định lĩnh vực ưu tiên trong phát triển CNHT: cung ứng các linh kiện kim loại; (4) Chương trình hành động quốc gia về CNHT với 3 giai đoạn, 2010-2015: xây dựng thể chế và năng lực, 2015-2020: xây dựng năng lực cung ứng nội địa, 2020-2025: xây dựng năng lực cung ứng quốc tế.

Chính sách khuyến khích phát triển CNHT: (1) Thành lập cơ quan đầu mối quản lý nhà nước về CNHT; (2) Xây dựng các chính sách khuyến khích phát triển CNHT: thể chế hoá các quy định về cơ chế hợp đồng, xây dựng các hệ thống chất lượng liên quan đến linh phụ kiện, chính sách ưu đãi doanh nghiệp sản xuất phụ trợ, ưu đãi phát triển hạ tầng cho CNHT, nâng cao nhận thức về sản xuất CNHT.

Giải pháp phát triển ngành CNĐT gồm: thành lập cơ quan quản lý ngành CNĐT, các chính sách phát triển ngành CNĐT như chính sách thuế, chính sách thu hút đầu tư vào ngành CNĐT, xây dựng các khu công nghiệp công nghệ cao chuyên ngành điện tử.

Các giải pháp thúc đẩy phát triển CNHT ngành ĐTGD với việc thu hút các nguồn lực tài chính, xác định đúng loại hình sản xuất cho ngành ĐTGD, phát triển các ngành công nghiệp chế tạo cơ bản liên quan, đánh giá và phát huy tối đa lợi thế so sánh quốc gia đối với ĐTGD, phát triển nguồn nhân lực đặc thù cho ĐTGD và phát triển nhanh các dịch vụ phát triển kinh doanh.

Share

Recent Posts

Cách lập insight khách hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

7 months ago

Thẻ rút tiền mặt – Những lợi ích và lưu ý mà bạn cần biết

Thẻ rút tiền mặt, hay còn được biết đến với tên gọi phổ quát là…

7 months ago

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Chìa khóa vàng cho tài chính tương lai

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò như “kim chỉ nam”, hé mở…

7 months ago

Khám phá khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp và cách giải quyết

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh…

8 months ago

Lợi ích của kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông đối với doanh nghiệp.

Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…

8 months ago

Các bước cơ bản để lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Truyền thông ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu…

8 months ago