Khủng hoảng truyền thông – Mối đe dọa lớn cho các doanh nghiệp

Khủng hoảng truyền thông luôn là một trong những mối nguy hại là mà các doanh nghiệp sợ phải đối mặt. Bài viết dưới đây sẽ cho các bạn một cái nhìn tổng quan hơn về khủng hoảng và cách giải quyết chúng.

Khủng hoảng truyền thông là gì và nó ảnh hưởng như thế nào đến thương hiệu

Khủng hoảng truyền thông xuất phát từ một việc xảy ra bất ngờ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các doanh nghiệp, nhưng luôn nhận được sự quan tâm theo dõi của báo chí và truyền thông. Bạn sẽ không thể nhận biết được những khủng hoảng bắt đầu từ đâu, cho đến khi chúng lan truyền khắp mạng xã hội. Những sự việc như thế này gây ra tổn thất rất lớn cho các doanh nghiệp, cũng như làm cho thương hiệu của bạn bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân gây ra tình trạng khủng hoảng

Nguyên nhân gây ra khủng hoảng

Với thời đại công nghệ số như hiện nay, tin tức được truyền đi một cách nhanh chóng. Khi một sự việc xảy ra, nó sẽ được lan truyền rất nhanh qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram, Tiktok,… Không chỉ các nhà báo, phóng viên, mà còn có cả những người sử dụng mạng xã hội tham gia vào việc phát tán những tin tức này. Một khi khủng hoảng đã xảy ra, nếu doanh nghiệp không giải quyết chúng một cách triệt để, thì càng ngày sẽ càng xuất hiện thêm nhiều thông tin liên liên quan đến khủng hoảng đó. Bên cạnh những thông tin liên quan đến sự việc, tình trạng tin giả cũng xuất hiện nhiều hơn. Đa số thông tin giả đều có mục đích xấu tấn công doanh nghiệp trong sự việc khủng hoảng đó.

Một đặc quyền mà mạng xã hội trao cho người dùng là tính năng ẩn danh, ai cũng có thể nói lên suy nghĩ của mình cho dù đó là đúng hay sai. Đây chính là nguyên nhân mà càng ngày càng có có nhiều doanh nghiệp vướng vào rắc rối truyền thông ngoài ý muốn.

Làm thế nào để giải quyết khủng hoảng 

1. Tìm hiểu nguồn gốc của khủng hoảng

Để giải quyết triệt để tình trạng khủng hoảng các doanh nghiệp nên xác định được tại sao lại có cuộc khủng hoảng này, ai là người tạo ra nó. Chỉ khi biết được nguyên nhân chính xác, các doanh nghiệp mới có thể giải quyết những khủng hoảng một cách triệt để, tránh để sự việc đi quá xa tầm kiểm soát, lúc này sẽ rất khó để giải quyết mọi chuyện một cách êm đẹp.

2. Trung thực với khách hàng và truyền thông 

Hãy trung thực với khách hàng

Khi khủng hoảng xảy ra, các doanh nghiệp phải trung thực với khách hàng và truyền thông. Đã có những doanh nghiệp chọn cách im lặng, trốn tránh, đến khi sự việc đi quá xa, họ mới bắt đầu có những lời giải thích với cộng đồng. Lúc này công chúng và khách hàng đã không còn niềm tin vào doanh nghiệp. Vì thế khi khủng hoảng vừa xảy ra, các doanh nghiệp hãy trấn an khách hàng bằng cách nhận lỗi  và trình bày sự việc doanh nghiệp đang gặp phải, cùng với đó là hướng giải quyết cho khủng hoảng đó.

3. Tiếp nhận phản hồi của khách hàng

Đôi khi những khủng hoảng xảy ra là do sự tranh cãi, phản hồi của người tiêu dùng trên mạng xã hội về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp. Khi một sư cố truyền thông xảy ra theo tình huống này, việc tiếp nhận những phản hồi đó và giải quyết nó trong thời gian bao lâu, sẽ cho khách hàng thấy được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp xử lý chậm trễ, việc này sẽ gây nên tình trạng hoài nghi của khách hàng, dẫn đến tình trạng những khủng hoảng sẽ liên tục chồng chất với nhau.

4. Đưa ra thông cáo báo chí 

Một khi khủng hoảng xảy ra, các phóng viên và báo chí chính là những người quan tâm đến nhất, thậm chí còn có những trang báo còn nhân cơ hội này giật tít, đưa những thông tin sai lệch về sự việc. Vì thế, thay vì lẩn trốn báo chí, các doanh nghiệp nên mạnh dạn đối diện với họ và đưa ra thông cáo báo chí để giải thích rõ sự việc đang diễn ra. Nếu có thể, hãy tổ chức một buổi họp báo nói rõ sự việc doanh nghiệp đang gặp phải, và giải đáp các thắc mắc của các phóng viên, nhà báo.

5. Nhờ sự can thiệp của pháp luật

Một cách khác để giải quyết khủng hoảng là nhờ sự can thiệp của pháp luật. Khi đã sử dụng tất cả mọi cách để xử lý khủng hoảng, nhưng mọi chuyện vẫn chưa vẫn chưa được giải quyết ổn thoả, và doanh nghiệp tin chắc mình đúng, hãy nhờ pháp luật để giải quyết mọi chuyện. Điều này cũng giúp doanh nghiệp có được niềm tin ở khách hàng nhiều hơn, vì họ sẽ tin vào những thông tin đã được pháp luật kiểm chứng hơn là những thông tin, bài viết phiến diện, một chiều trên mạng.

Hãy để pháp luật giải quyết

Hy vọng, sau bài viết này các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn về cụm từ khủng hoảng truyền thông và những tác hại mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Đồng thời, bạn cũng biết cách giải quyết những khủng hoảng đang xảy ra như thế nào để có được niềm tin từ khách hàng.

>>> Xem thêm: Hạn chế khủng hoảng xảy ra thế nào?

Share

Recent Posts

Cách lập insight khách hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

5 months ago

Thẻ rút tiền mặt – Những lợi ích và lưu ý mà bạn cần biết

Thẻ rút tiền mặt, hay còn được biết đến với tên gọi phổ quát là…

6 months ago

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Chìa khóa vàng cho tài chính tương lai

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò như “kim chỉ nam”, hé mở…

6 months ago

Khám phá khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp và cách giải quyết

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh…

6 months ago

Lợi ích của kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông đối với doanh nghiệp.

Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…

6 months ago

Các bước cơ bản để lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Truyền thông ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu…

6 months ago