Cuộc cách mạng số hóa 4.0 đã mở ra nhiều cơ hội ngành nghề, việc làm cho cho xã hội. Bên cạnh đó, nó cũng là con dao hai lưỡi làm không ít doanh nghiệp lao đao khi phải quản lý khủng hoảng truyền thông. Hôm nay, trong bài viết này, chúng ta sẽ học hỏi một số kinh nghiệm từ người đi trước trong việc xử lý các khủng hoảng này nhé.
Khủng hoảng truyền thông là sự lan truyền thông tin, thường là chưa được xác thực, mang tính tiêu cực và ảnh hưởng xấu đến tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân liên quan trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Những khủng hoảng này thường bắt nguồn từ những thiếu sót, sai lầm của người trong cuộc hoặc tác nhân từ bên ngoài với tính chất cạnh tranh không công bằng.
Muốn đưa ra đáp án chính xác cho khủng hoảng thì điều đầu tiên chúng ta cần nhận diện nó. Thật vậy, các cá nhân, tổ chức cần nhận ra kịp thời các dấu hiệu đầu tiên của khủng hoảng trước khi đi tìm biện pháp xử lý cho chúng.
Bởi lẽ, việc xác định sớm thời điểm diễn ra khủng hoảng sẽ hỗ trợ quá trình xử lý nhanh chóng hơn cũng như đơn giản hóa được vấn đề. Tuy chúng ta không thể chống triệt để những rủi ro này nhưng nó vẫn là phương thức hữu hiệu, nhất là trong thời đại mạng xã hội bùng nổ như hiện nay.
Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có sự quan sát tốt cũng như theo dõi liên tục quy trình vận hành của tổ chức hay công việc cá nhân. Đặc biệt, doanh nghiệp cần lưu ý tới những sự kiện, dấu mốc nhạy cảm với truyền thông để tránh việc trở thành tâm điểm nóng của các trang tin tức, các kênh báo chí dù theo hướng tích cực hay tiêu cực, chẳng hạn như sự cố, phát ngôn gây shock…
Dù cách xử lý khủng hoảng truyền thông là gì thì cũng nên tuân theo những nguyên tắc nhất định như:
Giữ bình tĩnh là điều kiện đầu tiên mà doanh nghiệp và các bên liên quan cần phải làm được. Bởi lẽ, tỉnh táo và bình tâm là điều kiện tiên quyết để đưa ra các biện pháp giải quyết khủng hoảng tốt nhất. Trên thực tế, điều này không hề dễ vì áp lực từ công chúng, cộng đồng là vô cùng lớn.
Dù lỗi thuộc về ai, KOLs hay doanh nghiệp hay do đối thủ cạnh tranh không lành mạnh thì các chủ thể cần thể hiện thái độ cầu thị và không trốn tránh, mong muốn sửa đổi nếu không muốn công chúng nổi giận. Đây là nguyên tắc được áp dụng trong hầu hết các case study về khủng hoảng truyền thông.
Nhiều người lầm tưởng rằng việc im lặng sẽ khiến công chúng quên đi và cho qua. Nhưng sự thật là phương pháp này không còn tác dụng trong thời buổi hiện nay. Nếu đại diện, quản lý của thương hiệu không đưa ra được câu trả lời thỏa đáng trước truyền thông thì họ có lẽ sẽ đánh mất hết mọi thứ và được xem là không muốn khủng hoảng gây ra.
Hãy nhìn case study nổi tiếng của Coca Cola hay Vietnam Airline, họ đều đưa ra câu trả lời trước truyền thông chứ không hề im lặng.
Dẫu vậy, lựa chọn thời điểm lên tiếng cũng là một việc khá quan trọng. Bên cạnh đó, khi nêu quan điểm cần tránh lan man, lạc đề khiến dư luận thêm phần nghi ngờ và phẫn nộ vì cho rằng doanh nghiệp đang cố ý che dấu, không chân thành.
Khủng hoảng truyền thông là cơn ác mộng, còn quản lý khủng hoảng truyền thông là một bài toán không hề dễ. Tuy nhiên, rủi ro là việc không thể tránh khỏi với người làm kinh doanh. Hy vọng, doanh nghiệp đã bỏ túi cho mình một số bài học từ việc xử lý khủng hoảng truyền thông.
>>Xem thêm: Cách hạn chế xảy ra khủng hoảng
Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…
Thẻ rút tiền mặt, hay còn được biết đến với tên gọi phổ quát là…
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò như “kim chỉ nam”, hé mở…
Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh…
Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…
Truyền thông ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu…