Nhận dạng công nghiệp điện tử gia dụng

Ở hầu hết các quốc gia, thiết bị điện tử gia dụng là những sản phẩm có nhu cầu đặc biệt cao trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa. Đó là do nguyện vọng và khả năng nâng cao mức sống, cũng như khả năng thanh toán của đại đa số dân chúng. Các TĐĐQG trong ngành ĐTGD thường xây dựng nhà máy tại thị trường tiêu thụ để không bỏ lỡ các cơ hội này. Điện tử gia dụng (home appliances), là ngành công nghiệp sản xuất các thiết bị điện tử phục vụ nhu cầu sử dụng của cuộc sống hàng ngày.

Theo METI ngành này có thể bao gồm: Các sản phẩm điện tử liên quan đến phục vụ nhu cầu tối thiểu (ăn, mặc, uống, làm sạch…), thường sử dụng trong bếp, trong gia đình: nồi cơm điện, các máy chế biến rau quả củ, thịt, máy khâu chạy điện, máy hút bụi, máy lau sàn…; Các sản phẩm „trắng“: những sản phẩm điện tử dùng trong gia đình có kích thước lớn, thường được tráng men hoặc sơn trắng: máy giặt, tủ lạnh, máy rửa bát, máy sấy quần áo, máy sấy bát, điều hoà nhiệt độ…; Các sản phẩm điện tử liên quan đến nhu cầu nghe nhìn, giải trí: TV, máy nghe nhạc, máy khuyếch âm, đầu đĩa, loa… Ngày nay, có sự gia tăng rất mạnh việc tiêu dùng các sản phẩm điện tử đa phương tiện như các máy nghe nhạc nhỏ, máy khuyếch âm hiện đại…

Ngày nay do sự phát triển của công nghệ và mức sống, các sản phẩm gia dụng trở nên được tiêu dùng thông dụng hàng ngày và rất phổ cập. Chính vì vậy, ĐTGD ngày nay được nhiều quốc gia gọi dưới tên “điện tử tiêu dùng” (consumer electronics). Trong nghiên cứu này, công nghiệp điện tử gia dụng được hiểu là việc sản xuất các sản phẩm gia dụng cùng với các sản phẩm thuộc vào lĩnh vực nghe nhìn, được tiêu dùng thông thường ở Việt Nam, như TV, đầu đĩa…

Quy trình sản xuất các sản phẩm điên tử gia dụng, với 3 công đoạn sản phẩm chính: nguyên vật liệu, các chi tiết, các cụm linh kiện để tạo nên các sản phẩm hoàn chỉnh. Trong quá trình này, các công nghệ tác động trước và sau giai đoạn 2 là quan trọng nhất, bao gồm các công nghệ như đúc, gia công áp lực, gia công chính xác, dập, hàn, sơn, mạ… để tạo nên các linh kiện như linh kiện điện điện tử, linh kiện kim loại, linh kiện nhựa. Các chi tiết linh kiện này, dưới tác động của công nghệ như sơn mạ, gia công kỹ thuật được lắp ráp thành các cụm linh kiện. Toàn bộ khu vực này là hệ thống công nghiệp hỗ trợ ngành ĐTGD. Phần cung cấp nguyên vật liệu nằm trong chuỗi cung ứng của quá trình sản xuất, cũng như phần lắp ráp thành phẩm, nằm ngoài phạm vi của công nghiệp hỗ trợ.

 

Share

Recent Posts

Cách lập insight khách hàng để nắm bắt nhu cầu của khách hàng

Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…

5 months ago

Thẻ rút tiền mặt – Những lợi ích và lưu ý mà bạn cần biết

Thẻ rút tiền mặt, hay còn được biết đến với tên gọi phổ quát là…

6 months ago

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Chìa khóa vàng cho tài chính tương lai

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò như “kim chỉ nam”, hé mở…

6 months ago

Khám phá khủng hoảng truyền thông của doanh nghiệp và cách giải quyết

Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh…

6 months ago

Lợi ích của kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông đối với doanh nghiệp.

Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…

6 months ago

Các bước cơ bản để lập kế hoạch quản trị khủng hoảng truyền thông

Truyền thông ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu…

6 months ago