1. Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu
Thế giới đã thực sự kinh ngạc với tốc độ phát triển nhanh vượt bậc cây cà phê của Việt Nam, vì so với các nước sản xuất cà phê lớn như Braxin, Côlômbia, Mêxicô…có lịch sử trồng cây cà phê hàng trăm năm, thì cây cà phê của Việt Nam phát triển trên 32 năm, kể từ năm 1975. Trong thời gian ngắn, từ một nước không có tên trong danh sách các nước xuất khẩu cà phê, đến nay Việt Nam đã trở thành nước thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu cà phê chỉ đứng sau nước sản xuất cà phê khổng lồ là Braxin. Năm 2006 thế giới sản xuất được 7.411 nghìn tấn cà phê, trong đó đứng đầu là Braxin chiếm 34,4% về sản lượng (2.551 nghìn tấn), thứ 2 là Việt Nam chiếm 11,5% (853,5 nghìn tấn) và thứ 3 là Côlômbia chiếm 9,4% (696 nghìn tấn) còn lại là 56 nước sản xuất cà phê khác chiếm 44,7% (3310,5 nghìn tấn).
Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là 95% cà phê Robusta (cà phê vối) và 5% là cà phê Arabica (cà phê chè). Nguyên nhân chủ yếu là Việt Nam có các yếu tố thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên đất đai, khí hậu cho việc trồng loại cà phê Robusta. Bên cạnh đó quá trình trồng loại cà phê Robusta ít chi phí và kỹ thuật trồng không đòi hỏi cao, cầu kỳ, phức tạp cùng với thói quen trồng cây cà phê Robusta của các hộ nông dân từ trước.
Đối với loại cà phê Arabica lại ngược lại, loại cà phê này đòi hỏi chi phí, kỹ thuật cao gây tốn kém cho các hộ trồng cà phê khi nguồn tài chính Nhà nước cung cấp cho các hộ nông dân còn thấp.
* Cà phê Arabica (cà phê chè)
Đến năm 1998, cà phê Arabica của Việt nam mới bắt đầu xuất khẩu những Container đầu tiên theo những tiêu chuẩn tương tự cà phê Robusta. Năm 2000, cà phê Arabica Việt Nam mới được xuất khẩu theo tiêu chuẩn riêng. Về sản lượng cà phê xuất khẩu ngày càng tăng, giá trị hàng hoá đã rút ngắn khoảng cách chênh lệch giá bán cà phê cùng loại giữa Việt nam và các nước khác. Đến nay cà phê chè Việt Nam được rất nhiều công ty trên thế giới quan tâm. Với diện tích cà phê Arabica là 793,89 ha năm 2007
Cà phê Arabica được chọn giống, trồng và chăm sóc đặc biệt trong môi trường thiên nhiên ở độ cao từ 800m đến 1.200m so với mặt nước biển. Nguyên liệu được hấp thụ những làn sương ban mai hoà lẫn không khí trong lành nhất trên vùng đất màu mỡ của vùng cao nguyên Việt Nam.
Loại cà phê này có hai loại đang trồng tại Việt Nam: Moka và Catimor
– Moka: Mùi thơm quyến rũ, ngào ngạt, vị nhẹ, nhưng sản lượng rất thấp, giá trong nước không cao vì không xuất khẩu được, trong khi giá xuất rất cao gấp 2-3 lần Robusta – vì trồng không đủ chi phí nên người nông dân ít trồng loại cà phê này.
– Catimor: Mùi thơm nồng nàn, hơi có vị chua, giá xuất gấp hai lần Robusta – nhưng không thích hợp với khí hậu vùng đất Tây Nguyên vì trái chín trong mùa mưa và không tập trung – nên chi phí hái rất cao – hiện nay tại Quảng Trị đang trồng thí nghiệm, đại trà loại cây này và có triển vọng rất tốt.
Chế biến cà phê Arabica
– Chế biến cà phê nhân theo dây chuyền khép kín, công nghệ tiên tiến nhất của Việt Nam (dùng máy chọn màu Sortex trong khâu phân loại, loại bỏ cà phê hạt đen, nâu…)
– Chế biến cà phê nhân theo công nghệ ướt bằng dây chuyền thiết bị của Cộng hoà Liên bang Đức và Brazin. Phương pháp ướt ở đây, vỏ được tách ra khỏi hạt trước khi bị sấy khô.
– Công suất chế biến 15 tấn quả tươi/giờ.
– Chế biến cà phê nhân công suất 2000 tấn nhân/năm.
– Sản phẩm cà phê nhân đã đạt giải cúp vàng Festival Tây Nguyên năm 2005.
– Tiêu thụ cà phê nhân: 13,85 triệu bao.
– Thị trường xuất khẩu: Châu Âu và Hoa Kỳ.
(Nguồn www.vicofa. org.vn.)
Tại New York, giá cà phê Arabica giao ngay ngày 12/10/2007 lúc mở cửa đạt tới 632,5 UScent/Lb (2.925 USD/tấn), tăng 2,7% (76 USD/tấn) so với một tuần trước đó. So với cùng kỳ năm trước (2006), giá cà phê Arabica tại New York hiện đã tăng 27,4%.
Để chuẩn bị cho mùa lễ hội cuối năm, các nhà rang xay Mỹ và Châu Âu đang tăng cường mua cà phê Arabica. Giá cà phê Arabica tăng là nhân tố chủ yếu làm giá cà phê Robusta giao ngay tại London tuần qua tăng 0,4%, lên 1.895 USD/tấn, mặc dù nguồn cung cà phê đang tăng lên từ Indonesia và Việt Nam.
* Cà phê Robusta (cà phê vối)
Gia Lai và Daklak là 02 trong 04 tỉnh Tây Nguyên, có khí hậu và thổ nhưỡng gần giống nhau rất thích hợp trồng cây cà phê Robusta.
Loại cây trông này rất thích hợp với khí hậu, thổ nhưỡng tại vùng Tây Nguyên Việt Nam – nhất là vùng đất bazan (Gia lai, Đắclắc) – hằng năm đạt 90-95% tổng sản lượng cà phê Việt Nam, mùi thơm nồng, không chua, độ cafein cao, thích hợp với khẩu vị người Việt, nhưng quá đậm đặc với người nước ngoài. Trồng cà phê Robusta phải thâm canh mới đạt được năng suất cao vì trái đậu trên cành một lần, phải tạo cành mới (cành thứ cấp 1,2,3…) để đạt được yếu tố này, người nông dân phải có vốn, một kiến thức cơ bản. Thường thì mới năm thứ hai-thời kỳ kiến thiết cơ bản-người trồng đã thu hoạch, không hãm ngọn sớm nên đến năm thứ 1 kinh doanh (năm thứ 3 của cây trồng) cây đã yếu, có hình tán dù, thiếu cành thứ cấp.
Sản lượng Cà phê Robusta: Mấy năm nay sản lượng cà phê Robusta trên thế giới tăng lên nhanh chóng, vụ 2005/06 đạt tới 44,8 triệu bao tăng tới 12,2 triệu bao so với vụ trước và chiếm tới 38% tổng sản lượng cà phê. Diện tích trung bình đạt 350.000 ha/năm . Việc xuất khẩu nhiều cà phê Robusta thường phải đối mặt với hai khó khăn là:
Cà phê Robusta của Việt Nam có thể bị thay thế bằng cà phê Robusta của các nước khác mặc dù hương vị cà phê của Việt Nam đặc biệt do cà phê Robusta là loại cà phê thông dụng, nhiều nước có khả năng sản xuất, cạnh đó các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu cà phê Robusta không có các chiến lược giữ niềm tin với khác hàng, chất lượng cà phê thấp do công nghệ chế biến còn thô sơ, lạc hậu.
Việt Nam xuất khẩu cà phê đơn điệu chủ yếu là loại cà phê Robusta nhân sống điều đó làm ảnh hưởng đến tiềm năng xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Bên cạnh đó cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng cao trên thị trường thế giới, do nó có nguồn gốc từ Châu Phi nóng và ẩm, khi sang Việt Nam được trồng ở cao nguyên khí hậu nhiệt đới, có biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao nên chất lượng cao. Tuy nhiên chúng ta còn yếu kém ở khâu trồng trọt, thu hái chế biến, vận chuyển, bảo quản nên cà phê Robusta giảm thơm ngon.
2. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
Trong vòng 20 năm lại đây ngành cà phê đã có những bước phát triển nhanh chóng vượt bậc đưa sản lượng cà phê tăng lên hàng trăm lần. Nguyên nhân dẫn đến những thành tựu đó trước hết là nhờ chính sách đổi mới của Nhà nước phù hợp với nguyện vọng của nông dân là làm giàu trên mảnh đất của mình dựa vào sự cần cù lao động của bản thân mình. Về nguyên nhân khách quan phải nói rằng đó là do giá cà phê trên thị trường trên thế giới những năm gần đây diễn biến theo hướng có lợi cho người sản xuất, cà phê làm ra bán được giá cao hơn và thu nhập của người nông dân cũng tăng lên đáng kể. Sự kích thích của giá cả cũng đã thúc đẩy cà phê ở Việt Nam phát triển nhanh chóng. Và mặt trái của tác dụng đó là dẫn đến sự phát triển vượt các mục tiêu của kế hoạch, ngoài tầm kiểm soát của ngành cà phê.
Những con số thống kê điều tra vào năm 2000 cho thấy diện tích cà phê cả nước đã lên đến 520.000 ha với sản lượng 900.000 tấn, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 2 thế giới về sản xuất cà phê.
Đây là một con số gây bất ngờ cho nhiều người kể cả trong ngành cà phê Việt nam. Nó góp một phần đáng kể vào việc cung cấp dư thừa cà phê trên thị trường đẩy giá cà phê đến mức thấp nhất trong thời gian mấy chục năm qua, trong đó ngành cà phê Việt Nam chịu nhiều thiệt thòi vì sản lượng càng lớn thua lỗ càng nhiều.
Xem xét diễn biến của tình hình xuất khẩu cà phê ở Việt nam qua các vụ từ 1995/96 đến 2000/01 có thể thấy sự tăng trưởng nhanh chóng về lượng xuất khẩu cùng với sự giảm sút nhanh chóng về giá cả. Khối lượng cà phê xuất khẩu tăng nhanh, nhưng chủ yếu là xuất cà phê dạng thô, chưa thể dùng ngay.
Qua nguồn tổng hợp trung tâm thông tin Thương mại cho thấy: Năm 2001 sản lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam đạt 931 nghìn tấn với 391 triệu USD.
So với năm 2001 năm 2002 sản lượng giảm 209 nghìn tấn (tương ứng 22,44%) nhưng giá trị giảm 69 triệu USD (tương ứng 17,6%) điều này cho thấy giá cả của cà phê Việt Nam tăng.
Năm 2003 xuất khẩu đạt 749 nghìn tấn tăng 3,7% về sản lượng, nhưng về giá trị xuất khẩu đạt 505 triệu USD tăng rất cao 56,8% so với năm 2002
Năm 2004 xuất khẩu đạt 975 nghìn tấn tăng 30,17% về sản lượng, kim ngạch giá trị xuất khẩu đạt 641 triệu USD tăng 26,9% so với 2003
Năm 2005 xuất khẩu cà phê đạt 855 nghìn tấn giảm 12,3%, kim ngạch xuất khẩu đạt 735 triệu USD tăng 14,7% so với năm 2004 điều đó cho thấy giá cả xuất khẩu cà phê tăng lên.
Với năm 2006 sản lượng xuất khẩu đạt 912 nghìn tấn tăng 6,67% về kim ngạch xuất khẩu đạt 1.101 triệu USD tăng 49,7% so với năm 2005
Năm 2007 sản lượng xuất khẩu đạt 1.209 nghìn tấn tăng 41,65%,về kim ngạch xuất khẩu đạt 1.878 tăng 70,57% giá trị xuất khẩu.
Khối lượng xuất khẩu tăng mạnh đặc biệt trong năm 2007 khối lượng đạt trên 1 tỷ tấn và giá cả kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhiều nhất là trong năm 2003, 2006,2007 giá trị tăng rất nhiều so với sự gia tăng của khối lượng.Sáu tháng đầu niên vụ 2006-2007 (từ 1-10-2006 đến 31-3-2007), xuất khẩu được hơn 615 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch 830 triệu USD, vượt tổng kim ngạch xuất khẩu cả niên vụ trước 4 triệu USD.
Trong quý 1-2007, Đắc Lắc – tỉnh dẫn đầu về cà phê cả nước – đã xuất khẩu được trên 115 ngàn tấn cà phê, đạt kim ngạch 168 triệu USD, tăng 32,4% về giá, 47% về sản lượng và 95,6% về kim ngạch so với cùng kỳ. Tiếp sau Đắc Lắc là Đắc Nông với lượng xuất khẩu trên 22 ngàn tấn, đạt kim ngạch 30 triệu USD; Lâm Đồng xuất khẩu trên 19 ngàn tấn, đạt trên 28 triệu USD. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng lên đó là do sản lượng sản xuất tăng cùng theo đó là do giá cà phê thế giới thay đổi theo chiều hướng tăng dần bên cạnh đó là các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã chú trọng hơn trong khâu sản xuất, chế biến nhằm nâng cao chất lượng cà phê đưa cà phê Việt Nam tới các thị trường trên thế giới.
3. Chất lượng cà phê xuất khẩu
Chất lượng sản phẩm là yếu tố được khách hàng quan tâm hàng đầu. Rất tiếc, nhiều công ty xuất khẩu Việt Nam ít kiềm soát được chất lượng sản phẩm ngay từ đầu, nhất là ngay từ khi nông dân mới thu hoạch sản phẩm, cho nên dù nhà máy chế biến có hiện đại cách mấy mà nguyên liệu đầu vào không đạt phẩm chất thì sản phẩm sau cùng cũng khó đạt tiêu chuẩn mong muốn. Tiêu chuẩn chất lượng thường do khách hàng quy định, căn cứ trên những quy định quốc tế đối với từng mặt hàng cụ thể. Trong quá trình thu hoạch và chế biến cà phê. Do tâm lý của nông dân “xanh nhà hơn già đồng” do đó người nông dân đã thu hoạch sạch cây cà phê khi tỉ lệ cà phê chín mới chỉ chiếm tỷ lệ từ 10% đến 20%. Điều này đã làm cho cà phê Việt Nam kém chất lượng vì cà phê xanh khi chế biến sẽ teo lại, da nhăn nheo, kích thước nhỏ, tỷ trọng nhỏ, vỏ dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng sạch, hạt cà phê bị màu tối và những hạt cà phê non sau khi rang thường có màu vàng và không thơm. Bên cạnh đó hoạt động thu hái cà phê không chuyên nghiệp. Chủ yếu nông dân thu hái bằng tay, sau đó được phơi trên sân xi măng, thậm chí cả sân đất do đó cà phê Việt Nam có lẫn cả mùi cống, rãnh. Chính điều này đã làm cho cà phê Việt Nam mất đi sức canh tranh trên thị thị trường thế giới.
Tiêu chuẩn về cà phê của Việt Nam
TCVN 4193:2001
Cà phê nhân – yêu cầu kỹ thuật(Soát xét lần 3 – Thay thế TCVN 4193: 1993)
TCVN 4334:2001
(ISO 3509-1985)
Cà phê và các sản phẩm của cà phê-Thuật ngữ và định nghĩa (Soát xét lần 1-Thay thế TCVN 4334-86)
TCVN 4807:2001(ISO4150-1991)
Cà phê nhân- Phương pháp xác định cỡ hạt bằng sàng tay (Soát xét lần 2- Thay thế TCVN 4807-89)
TCVN 6928:2001
(ISO 6673-1983)
Cà phê nhân – Xác định sự hao hụt khối lượng ở 105oC
TCVN 6929:2001(ISO 9116-1992)
Cà phê nhân-Hướng dẫn phương pháp mô tả các quy định
TCVN 4193:2005
Tiêu chuẩn về chất lượng cà phê xuất khẩu
(Nguồn: http:// www.vicofa. org.vn.)
Hiện nay chúng ta vẫn xuất khẩu chủ yếu là cà phê được phân loại theo tiêu chuẩn cũ (TCVN 4193-93), với các chỉ tiêu sơ đẳng là phần trăm lượng ẩm, tỷ lệ hạt vỡ và tạp chất. Tiêu chuẩn mới (TCVN 4193:2005) đã được ICO coi là văn bản chuẩn để phân loại cà phê lại chưa được áp dụng. Về cơ bản đây là tiêu chuẩn dựa theo cách tính lỗi trên một mẫu cà phê. Cụ thể với cà phê Arabica không được quá 86 lỗi trên một mẫu 300g; cà phê Robusta không được quá 150 lỗi trên một mẫu 300g. Hai loại cà phê này có hàm lượng ẩm không quá 12,5% và không dưới 8%.
Cà phê của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn khi áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quốc tế của tổ chức ISO. Chúng ta xuất khẩu cà phê theo tiêu chuẩn phân loại cũ. Nguyên nhân cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do công nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó nông dân có thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn cả trái chín lẫn xanh. Cà phê hái xanh khi chế biến sẽ làm hạt teo lại, da nhăn nheo, kích thước nhỏ, tỉ trọng nhẹ; vỏ lụa dính chặt vào nhân rất khó đánh bóng sạch; hạt nhân bị màu tối…Vì thế, ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì cà phê hạt xuất khẩu Việt Nam vẫn kém.
Từ tháng 10/2005 đến tháng 3/2006, thị trường LIFE đã phải loại bỏ hơn 700.000 bao cà phê kém chất lượng (cà phê dưới loại 3 và 4) thì trong đó đa phần là cà phê có nguồn gốc từ Việt Nam; còn trong năm 2005, cũng trên thị trường này đã loại bỏ 1,86 triệu bao cà phê kém chất lượng thì cà phê Việt Nam chiếm tới 89%.
Theo báo cáo của Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, trong 6 tháng tính đến tháng 3/2007, cà phê xuất khẩu có nguồn gốc Việt Nam chiếm 88% trong tổng số cà phê xuất khẩu bị thải loại của thế giới.
– Cà phê Robusta của Việt Nam có chất lượng cao trên thị trường thế giới, do nó có nguồn gốc từ Châu Phi nóng và ẩm, khi sang Việt Nam được trồng ở cao nguyên khí hậu nhiệt đới, có biên độ nhiệt độ ngày và đêm cao nên chất lượng cao. Tuy nhiên chúng ta còn yếu kém ở khâu trồng trọt, thu hái chế biến, vận chuyển, bảo quản nên cà phê Robusta giảm thơm ngon.
4. Giá cả cà phê xuất khẩu của Việt Nam
Sản lượng cà phê Việt Nam trong những năm vừa qua dao động xung quanh mức 800.000 tấn/năm. Trong đó 90% tổng sản lượng dành cho xuất khẩu. Vì thế, giá cà phê trong nước phần lớn chịu ảnh hưởng từ giá thị trường quốc tế. Trong khi đó, giá cà phê xuất khẩu nói riêng và giá các mặt hàng nông sản xuất khẩu khác nói chung của Việt Nam khi xuất khẩu đều có mức giá thấp hơn vài chục USD đến cả trăm USD/tấn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Nguyên nhân chính của tình trạng này là do chất lượng sản phẩm thấp hơn các nước khác.
Sản lượng cà phê nước ta trong niên vụ 2005-2006 vào khoảng 13,5 triệu bao, tương đương với khoảng 853.500 tấn, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên.
Trong những tháng đầu niên vụ (tháng 10, 11 và 12/2005), giá xuất khẩu cà phê bình quân của cả nước khá thấp (Bình quân tháng 10/2005 chỉ đạt 813,32 USD/tấn; tháng 11 chỉ đạt 832,89 USD/tấn và tháng 12 đạt 909,06 USD/tấn…)
Qua tình hình xuất khẩu cà phê thời gian qua, có thể thấy, những niên vụ trước, sau khi thu hoạch cà phê về, người nông dân ồ ạt bán ra, do đó nguồn cung dư thừa đã khiến giá cà phê liên tục rớt giá và đôi khi các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài hoặc các nhà môi giới lợi dụng để ép giá. Trong niên vụ này, khi biết được sản lượng giảm, người nông dân đã biết giữ lại hoặc bán ra cầm chừng. Giá cà phê thế giới luôn được giữ ở mức cao so với 6 năm trước. Năm nay, giá xuất khẩu cà phê trong những tháng sau luôn được người mua trả giá cao hơn những tháng trước đó. Chính vì vậy, là một nước sản xuất cà phê chủ yếu để xuất khẩu (hơn 90%), về phía người trồng cà phê, để giữ giá thì phải cân nhắc thật kỹ trong khâu xuất bán: phân bổ sản lượng và số lượng cà phê bán ra đều cho tất cả các tháng trong năm nhằm duy trì mức giá ở mức cao và ổn định chứ không nên bán ồ ạt, có bao nhiêu bán bấy nhiêu, chỉ gây bất lợi cho chính mình. Ở tầm quốc gia, nếu người dân bán ra nhiều trong một thời điểm nào đó thì nhà nước nên có chiến lược mua và tích trữ để điều tiết lượng cà phê xuất ra đồng đều cho tất cả các tháng trong năm chứ không thể trông chờ vào doanh nghiệp, bởi đồng vốn của doanh nghiệp là vốn kinh doanh nên họ luôn tính toán để làm sao có lãi là được và thường là họ mua xong là bán miễn là có lãi.
Trong 9 tháng của niên vụ cà phê 2005-2006, cả nước đã xuất khẩu được gần 600.000 tấn, đạt kim ngạch gần 620 triệu USD (giá xuất khẩu bình quân đạt 1.033 USD/tấn). Như vậy so với cùng kỳ niên vụ 2004-2005, cà phê xuất khẩu giảm 9,1% về lượng nhưng tăng 32,8% về giá trị. Từ cuối năm 2005 đến nay, giá cà phê xuất khẩu trung bình của nước ta tăng khá ổn định, giá của tháng 11/2006 đạt 1.423 USD/tấn, tăng trên 7% so với tháng 10/2006 và tăng 54% so với cùng kỳ năm 2005. Dự báo giá cà phê xuất khẩu của nước ta sẽ tiếp tục tăng trong cuối năm 2006 và những tháng đầu năm 2007.
Bước sang những tháng đầu năm 2006, giá cà phê xuất khẩu liên tục tăng cao từ 1.169 USD/tấn vào những tháng đầu năm và đến nay trên 1.570USD/tấn, giá cà phê xuất khẩu bình quân trong 6 tháng đầu năm 2006 đạt khoảng 1.142 USD/tấn. Và theo Vicofa, kim ngạch xuất khẩu cà phê cả nước trong niên vụ 2005-2006 ước đạt khoảng 750-800 triệu USD.
Trong 11 tháng đầu năm 2006, kim ngạch cà phê xuất khẩu của cả nước ta đạt 959,08 triệu USD với 796,86 nghìn tấn cà phê xuất khẩu, giảm 2,23% về lượng cà phê xuất khẩu nhưng lại tăng tới 45,73% về trị giá so với cùng kỳ năm 2005. Tính đến hết tháng 11/2006, kim ngạch xuất khẩu cà phê của nước ta tăng trên 30% so với tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê của cả năm 2005.
Từ cuối tháng 11/2006 đến nay, giá cà phê trên thị trường thế giới liên tục tăng, đặc biệt là đối với cà phê Arabica. Giá cà phê Arabica giao kỳ hạn tháng 12/2006 trên thị trường New York tăng khá cao (2.791,79 USD/tấn), tăng 9,5% so với tháng trước và tăng 27% so với cùng kỳ năm 2005. Cũng trong thời gian này, trên thị trường London, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn cũng tăng lên (1.555 USD/tấn), tăng 7,8% so với tháng trước và tăng 50% so với cùng kỳ năm 2005.
Giá xuất khẩu cà phê trung bình (USD/tấn)
(Nguồn: http://www.gso.gov.vn)
Theo thống kê từ Viện Nghiên cứu Thương mại, hiện giá cà phê Arabica kỳ hạn giao tháng 12/2006 giảm 1,3 UScent xuống còn 1,021 USD/lb (2.773 USD/tấn) đây là mức thấp nhất của hợp đồng này kể từ ngày 27/7/06. Ngoài ra, giá hợp đồng kỳ hạn tháng 3/2007 còn 1,059 USD/lb, giảm 1,4 UScent, giá giao các kỳ hạn còn lại giảm từ 1,3-1,55 Uscent/lb. Trong bối cảnh cầu tiêu dùng không lớn, dự đoán giá cà phê Arabica sẽ giao động trong khoảng 1,01-1,014 USD/lb.
Trên thị trường cà phê kỳ hạn London (LIFFE), do chịu sức ép từ hoạt động bán trục lợi của các quỹ hàng hoá, giá cà phê Robusta giao các kỳ hạn giảm thấp so với ngày giao dịch trước. Giá hợp đồng Benchmark tháng 9/06 giảm 16 USD xuống còn 1.765 USD/tấn, giá cà phê Robusta giao kỳ hạn tháng 12/2006 đạt 1.453 USD/tấn, tăng gần 2% so với cuối tháng 9, tăng trên 36% so với cùng kỳ năm 2005.
Tại New York, giá cà phê Arabica giao ngay hai tháng cuối năm 2006 đã đạt trung bình 2.720 USD/ tấn, tăng 16,8% so với hai tháng đầu năm 2006. Tại thị trường Luân Đôn giá cà phê Robusta thời gian này đã tăng 23,1% lên 1.497 USD/ tấn. Tại Việt Nam giá chào bán cà phê Robusta loại 2 suốt quý IV/2006 phổ biến ở mức 1.360-1.497 USD/ tấn, FOB, tăng 17-21% so với quý I/2006.
Đầu những năm 2008 giá cà phê các loại đã có xu thế tăng mạnh.
5. Hình thức xuất khẩu cà phê chủ yếu của Việt Nam
Hiện nay cà phê của Việt Nam được xuất khẩu thông qua cả nước có trên 33 doanh nghiệp tham gia mua bán cà phê trên thị trường kỳ hạn thế giới và cũng có 3 đơn vị tham gia dịch vụ giao dịch hợp đồng tương lai cho mặt hàng cà phê là Techcombank, Ngân hàng Đầu tư phát triển (BIDV) và Công ty Cổ phần môi giới thương mại châu Á (ATB) của Ngân hàng Vietcombank.
Các doanh nghiệp cà phê Việt Nam đều xuất hàng qua phương thức truyền thống, ký hợp đồng bán cho khách hàng, nhưng giá cả thực tế chỉ được hai bên ấn định vào thời điểm giao hàng.
Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin thì các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam đang tập sự đưa hạt cà phê lên mạng, buôn bán bằng future contracts tức hợp đồng tương lai (thoả thuận về việc mua hay bán một lượng hàng hoá nào đó, tại một ngày xác định trong tương lai với mức giá được hai bên xác định ngay khi ký hợp đồng) để giảm bớt rủi ro trong kinh doanh.
Cà phê của Việt Nam hiện nay xuất khẩu chủ yếu theo hình thức gián tiếp thông qua trung gian của nước thứ 3 hoặc thông qua các nhà phân phối, đại lý của các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam. Nguyên nhân chủ yếu là do thương hiệu cà phê của Việt Nam chưa nổi tiếng cùng với thông tin về thị trường nhập khẩu cà phê của Việt Nam chưa nắm rõ, chưa có các kênh phân phối kinh nghiệm tổ chức với việc tìm kiếm khách hàng còn yếu không hiệu quả. Việc xuất khẩu thông qua các trung gian đưa lại giá trị thấp do phải phân chia lợi nhuận với các nhà trung gian điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế chưa cao và tiềm năng sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam chưa tương xứng.
6. Thị trường xuất khẩu
Ngành sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam không phải là mới nhưng xuất hiện ở Việt Nam cũng chưa lâu năm như một số nước khác như Braxin (từ thế kỷ 17), Colombia, Mexico…, nhưng Việt Nam đã phát huy được những lợi thế của mình vươn lên đứng thứ 2 trong top các nước xuất khẩu cà phê hàng đầu thế giới.
Hiện nay, ở Việt Nam, cà phê là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị lớn đứng thứ hai sau gạo. Giá trị cà phê xuất khẩu thường chiếm gần 10% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Hiện nay cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 71 quốc gia và lãnh thổ, trong đó Liên minh EU nhập khẩu lớn nhất, tiếp đến là Mỹ và Nhật Bản. Trong 5 năm (2001-2005) xuất khẩu sang các nước này (Liên minh EU, Mỹ, Nhật Bản) chiếm khoảng 47,8 % tổng lượng cà phê xuất khẩu trong đó: Liên minh EU chiếm 32.6%, Mỹ chiếm 15,2%…Bên cạnh ngoài cà phê nhân sống, Việt Nam cũng đã xuất khẩu được 869,7 tấn cà phê hòa tan, với trị giá hơn 2,77 triệu USD (bình quân đạt 3.190 USD/tấn). Số cà phê này được xuất sang 25 thị trường, trong đó Nhật Bản là 232 tấn, Hoa Kỳ: 192 tấn, Đài Loan: 141,5 tấn, Đức: 104,6 tấn. Theo xu hướng mới, cà phê chè (Arabica) tuy chưa nhiều nhưng cũng đã góp phần đáng kể vào việc nâng giá trị và chủng loại sản phẩm của ngành hàng cà phê Việt Nam, nhờ giá xuất khẩu chênh đáng kể so với cà phê vối (Robusta) (Nguồn trung tâm thông tin Thương mại năm 2005)
Cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang hầu hết các thị trường tuy nhiên mức sản lượng xuất khẩu qua các năm chưa hoàn toàn ổn định, cụ thể thị trường EU năm 2003 thị trường này nhập khẩu 403.876 tấn tăng 24,79% so với mức sản lượng nhập khẩu năm 2002. Năm 2004 mức nhập khẩu đạt 497.483 tấn tăng 23,18% so với năm 2003 tuy nhiên năm 2005 mức sản lượng nhập khẩu chỉ đạt 446.799 tấn giảm 14,81% so với năm 2004, năm 2006 mức sản lượng nhập khẩu đạt 476.944 tấn tăng 6,75% so với năm 2005. Năm 2007 sản lượng xuất khẩu cà phê của cả nước đạt 1.209.000 tấn và thị trường EU nhập khẩu 602.167 tấn tăng 36,25% so với năm 2006. Mức sản lượng nhập khẩu cà phê của EU phụ thuộc vào sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam, mức sản lượng nhập khẩu cà phê của EU chiếm tỷ trọng rất lớn (chiếm khoảng 44,83% – 54%) so với tổng sản lượng xuất khẩu. Sau liên minh EU thì Hoa Kỳ là nước nhập khẩu cà phê Việt Nam với số lượng tương đối lớn trong năm 2002 mức sản lượng cà phê nhập khẩu từ Việt Nam đạt 90.100 tấn. Năm 2003 mức sản lượng nhập khẩu đạt 109.421 tấn tăng 21,42% so với năm 2002, năm 2004 mức sản lượng nhập khẩu đạt 135.412 tấn tăng 23,76% so với năm 2003, năm 2005 mức sản lượng nhập khẩu đạt 117.781 tấn giảm 13,07% so với năm 2004 nguyên nhân là do chất lượng cà phê của Việt Nam không phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.Tuy nhiên với các năm 2006 và 2007 thì sản lượng nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ lại tăng lên năm 2006 sản lượng nhập khẩu đạt 131.275 tấn tăng 11,3% so với năm 2005 và năm 2007 sản lượng nhập khẩu đạt 134.966 tấn tăng 3,03% so với năm 2006. Ngoài ra các thị trường khác nhập khẩu cà phê của Việt Nam có xu hướng tăng điều này chứng tỏ cà phê của Việt Nam ngày càng có vị thế trên thị trường thế giới.
Cà phê Việt Nam đã xuất khẩu sang 71 quốc gia và lãnh thổ, trong đó, Liên minh EU nhập khẩu lớn nhất, tiếp đến là Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong 5 năm (2001-2005) xuất khẩu sang các nước này (Liên minh EU, Mỹ, Nhật Bản) chiếm khoảng 47,8 % tổng lượng cà phê xuất khẩu trong đó: Liên minh EU chiếm 32.6%, Mỹ chiếm 15,2%…Bên cạnh ngoài cà phê nhân sống, Việt Nam cũng đã xuất khẩu được 869,7 tấn cà phê hòa tan, với trị giá hơn 2,77 triệu USD (bình quân đạt 3.190 USD/tấn). Số cà phê này được xuất sang 25 thị trường, trong đó Nhật Bản là 232 tấn, Hoa Kỳ: 192 tấn, Đài Loan: 141,5 tấn, Đức: 104,6 tấn. Theo xu hướng mới, cà phê chè (Arabica) tuy chưa nhiều nhưng cũng đã góp phần đáng kể vào việc nâng giá trị và chủng loại sản phẩm của ngành hàng cà phê Việt Nam, nhờ giá xuất khẩu chênh đáng kể so với cà phê vối (Robusta)
Kim ngạch tăng theo từng năm đặc biệt là tốc độ tăng kim ngạch của năm 2003 so với năm 2002 trung bình tăng 67,57% điều này được lý giải do giá cà phê xuất khẩu của năm 2003 tăng so với năm 2002 trung bình 42%, bên cạnh đó có sự tăng vọt về kim ngạch vào những năm 2006 trung bình tăng 49% do mức sản lượng cà phê của Việt Nam xuất khẩu tăng thêm vào đó là giá cà phê tăng nhanh trung bình 1.544 USD/ tấn.
Ngoài ra, các nước thuộc khối ASEAN cũng ngày càng tiêu thụ nhiều hơn sản phẩm cà phê của Việt Nam. Bạn hàng trong khối ASEAN dần trở nên quen thuộc hơn với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, khi Philippines nhập 16.547 tấn, Malaysia nhập 12.367 tấn, Singapore nhập 5.690 tấn, Indonesia nhập 806 tấn. Đến nay, sản phẩm cà phê nhân của Việt Nam cũng đã xuất sang 71 quốc gia và vùng lãnh thổ; trong đó, đặc biệt nhất là việc một số nước sản xuất cà phê tương đối lớn ở Mỹ Latinh như Ecuador, Mexico, Peru, Nicaragua…, cũng đã mua sản phẩm của Việt Nam.
Insight khách hàng là một khái niệm quan trọng trong lĩnh vực marketing và kinh…
Thẻ rút tiền mặt, hay còn được biết đến với tên gọi phổ quát là…
Lãi suất tiền gửi tiết kiệm đóng vai trò như “kim chỉ nam”, hé mở…
Truyền thông là một phần quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một doanh…
Trong thời đại số, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng…
Truyền thông ngày nay đã trở thành một phần quan trọng và không thể thiếu…