Thực trạng xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường EU trong giai đoạn 2001-2007
1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu
– EU là thị trường tiêu thụ nhiều nhất đối với cà phê Việt Nam.hàng năm Việt Nam xuất khẩu vào EU một khối lượng cà phê tương đối lớn chiếm hơn 15 % sản lượng tiêu thụ cà phê của EU, đứng vị trí thứ hai sau Braxin
Sản lượng nhập khẩu cà phê của Liên minh EU
Năm
Sản lượng (tấn)
Tốc độ tăng sản lượng (%)
Kim ngạch (!000.USD)
Tăng kim ngạch (%)
2002
323.641
–
150.816
–
2003
403.876
24,79
271.808
80,22
2004
497.483
23,18
337.293
24,09
2005
446.799
– 14,81
359.226
6,5
2006
476.944
6,75
589.873
64,21
2007
602.157
26.25
815.000
38,17
Qua bảng số liệu trên ta thấy sản lượng và kim ngạch cà phê nhập khẩu sang thị trường EU tăng dần qua các năm cụ thể: Năm 2002 mức sản lượng nhập khẩu của EU đạt 323.641 tấn kim ngạch đạt 150.816 nghìn USD. So với năm 2002 năm 2003 mức sản lượng nhập khẩu của EU đạt 403.876 tấn tăng 24,79%, về giá trị kim ngạch đạt 271.808 nghìn USD tăng rất cao 80,22%
Năm 2004 nhập khẩu 497.483 tấn tăng 23,18% về sản lượng, kim ngạch đạt 337.293 USD tăng 24,09 % so với 2003
Năm 2005 nhập khẩu 446.799 tấn giảm – 14,81%, kim ngạch đạt 359.226 nghìn USD tăng 6,5 % so với năm 2004 do giá cả cà phê tăng lên.
Với năm 2006 sản lượng xuất khẩu đạt 476.944 tấn tăng 6,75% về kim ngạch đạt 589.873 nghìn USD tăng 64,21% so với năm 2005
Năm 2007 sản lượng nhập khẩu đạt 602.157 tấn tăng 26.25%, về kim ngạch đạt 815.000 nghìn USD tăng38,17 % giá trị xuất khẩu.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê sang EU năm 2007 đạt 815 triệu USD, chiếm gần 44% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này cả năm của Việt Nam (1.854 triệu USD). Các nước nhập khẩu cà phê Việt Nam nhiều trong EU là Đức, Pháp, Anh, Thụy Điển, Áo…
Qua bảng số liệu trên cũng cho thấy Liên minh EU có mức sản lượng nhập khẩu cà phê của Việt Nam là chủ yếu cùng với mức sản lượng năm sau cao hơn năm trước và cũng là thị trường xuất khẩu cà phê tiềm năng của Việt Nam chính vì vậy Việt Nam cần có các biện pháp hợp lý để tận dụng tối đa thị trường này
2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại thị trường EU
(Đơn vị: tấn)
Tên nước
2005
2006
2007
1. Đức
114.963
133.460
169.721
Tốc độ tăng (%)
–
16,09
27,17
2. Anh
33.025
43.999
46.334
Tốc độ tăng (%)
–
33,23
5,31
3. Tây Ban Nha
62.852
69.968
72.332
Tốc độ tăng (%)
–
11,32
3,38
4. Bỉ
31.479
39.020
45.523
Tốc độ tăng (%)
–
23,96
16,67
5 Italia
46.652
55.812
73.861
Tốc độ tăng (%)
–
19,63
31,59
6.Thụy Sĩ
28.641
33.074
44.443
Tốc độ tăng (%)
–
15,48
34,37
7. Pháp
38.848
40.024
41.741
Tốc độ tăng (%)
–
3,03
4,29
8. Hà Lan
19.099
27.083
32.440
Tốc độ tăng (%)
–
41,81
19,78
(Nguồn: http://www.gso.gov.vn)
Trong các nước nhập khẩu cà phé lớn nhất của Việt Nam,Đức, Italia, Tây Ban Nha là ba nước có sản lượng nhập khẩu lớn nhất với lượng tương đương là 169.721, 73.861 và 72.332 tấn năm 2007. Italia là nước vốn nổi tiếng với cà phê Capuchino, còn Tây Ban Nha cũng là nước nổi tiếng về sự ưa chuộng cà phê của các cư dân nước này, tại Đức mức tiêu thụ cà phê bình quân đầu người đạt 6,7 kg. Thị hiếu truyền thống ở Đức là cà phê Arabica càng đậm càng tốt. Trong những năm gần đây, nhu cầu cà phê pha trộn với chất lượng cao đang tăng nhanh vì đơn giá thấp hơn, được phổ biến với người tiêu dùng Đông Đức. Do đó không có gì ngạc nhiên khi lượng nhập nhẩu cà phê của họ lại lớn hơn các nước khác. Xem xét qua 3 năm, chúng ta có thể nhận thấy xu hướng nhập khẩu cà phê của ba nước này rất ổn định, tăng dần qua từng năm. Chuyển qua các nước nhập khẩu cà phê của Việt Nam khác, xu hướng này cũng khá rõ rệt. Trong số 8 nước nhập khẩu, sản lượng năm sau đều cao hơn năm trước Anh, Bỉ, Thuỵ Sỹ, Pháp, Hà Lan là những nước có sản lượng nhập khẩu khá lớn theo sau Italia, Tây Ban Nha, và Đức. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng nhập khẩu của các nước khá cao, riêng Hà Lan tốc độ tăng trưởng tăng 41,81 % ( 2006 so 2005) , còn lại là tốc độ tăng từ 15 đến 30 %. Cá biệtt có Pháp tốc độ tăng không đáng kể 3.03 % năm 2005 lên 4.29 % so với 2006, chứng tỏ lượng tiêu thụ cà phê trong nước của họ đã đạt mức bão hoà hoặc họ không có nhu cầu nhập khẩu cà phê thêm nữa.
Trong điều kiện canh tranh gay gắt với cà phê xuất khẩu của các nước khác như Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, sự gia tăng sản lượng xuất khẩu đã chứng tỏ cà phê Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc trên các thị trường này. Một điều đáng nói là các thị trường trên đều là thị trường các nước phát triển với tiêu chuẩn nhập khẩu khá khắt khe, người tiêu dùng khá khó tính. Tuy nhiên cà phê Việt Nam vẫn luôn là sự lựa chọn trong thực đơn của họ.
Kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam tại Liên minh EU
(Đơn vị: USD)
Tên nước
2005
2006
2007
Đức
96.109.068
180.592.009
206.544.388
Tốc độ tăng (%)
–
87,9
14,37
Anh
34.764.200
39.710.832
55.765.582
Tốc độ tăng (%)
–
14,23
40,43
Tây Ban Nha
53.361.348
87.066.061
110.306.300
Tốc độ tăng (%)
–
63,16
26,69
Bỉ
24.333.267
47.214.200
51.038.256
Tốc độ tăng (%)
–
94,04
8,09
Italia
50.565.672
57.335.308
78.325.322
Tốc độ tăng (%)
–
13,39
36,61
Thụy Sĩ
19.962.777
31.540.944
46.339.584
Tốc độ tăng (%)
–
57,99
46,92
Pháp
34.820.880
46.539.904
47.590.992
Tốc độ tăng (%)
–
33,66
2,26
Hà Lan
26.253.631
32.282.936
47.590.992
Tốc độ tăng (%)
–
22,97
47,4
(Nguồn: http://www.gso.gov.vn)
Trên đây là bảng kim ngạch đạt được của cà phê Việt Nam khi xuất khẩu sang khác thị trường là thành viên của Liên minh EU. Chúng ta có thể nhận thấy với lượng nhập khẩu cà phê từ Việt Nam lớn nhất thì số tiền thu được của chúng ta cũng là lớn nhất ở ba thị trường là thị trường Đức, Italia và Tây Ban Nha. Tuy nhiên, với sản lượng gần như nhau thì kim ngạch thu được từ thị trường Tây Ban Nha (>110 tr $) cao hơn rất nhiều so với Italia (>78 tr $). Có thể thấy là giá cà phê tại Tây Ban Nha cao hơn khá nhiều so với Italia.
Vẫn là mức tăng kim ngạch từ năm sau cao hơn năm trước của tất cả các nước chúng ta xét đến nhưng xét về tỷ trong là không đồng đều. Ví dụ như Đức tỷ trọng 2006 so với 2005 là 87,9 % thì 2007 so 2006 giảm còn 14,37%. Hay như Pháp tỷ trọng lần lượt là 33.66% và 2.26%, Bỉ 94,04 % xuống 8.09% . Tại các thị trường này, phải chăng như cầu cà phê đã bão hoà ?. Italia, Anh, Hà Lan là ba nước vẫn giữ được tỷ trọng tăng năm sau cao hơn năm trước.
Thị trường xuất khẩu cà phê sang thị trường EU tháng 1/2008
(Lượng: tấn; Trị giá:1000 USD)
Thị trường
Tháng 1/2008
Lượng
Trị giá
Đức
20.965
38.445
Tây Ban Nha
12.016
21.602
Italia
11.720
21.297
Thụy Sỹ
9.142
16.497
Anh
6.669
12.092
Bỉ
6.490
11.719
Pháp
4.870
8.843
Ba Lan
1.763
3.126
Hà Lan
1.435
2.671
Bồ Đào Nha
665
1.242
Hy Lạp
518
958
Đan Mạch
253
452
Bungary
248
454
Phần Lan
153
290
(Nguồn: Cafeviet.net)
Năm 2008, dự kiến xuất khẩu cà phê sang EU đạt 820 triệu USD, giảm nhẹ so với năm 2007 do sản lượng sản xuất trong nước giảm.
3. Giá cả cà phê xuất khẩu
Trong những tháng đầu niên vụ (tháng 10, 11 và 12/2005), giá xuất khẩu cà phê bình quân của cả nước khá thấp (Bình quân tháng 10/2005 chỉ đạt 813,32 USD/tấn; tháng 11 chỉ đạt 832,89 USD/tấn và tháng 12 đạt 909,06 USD/tấn…)
Bước sang những tháng đầu năm 2006, giá cà phê xuất khẩu liên tục tăng cao từ 1.169 USD/tấn vào những tháng đầu năm và đến nay trên 1.570USD/tấn, giá cà phê xuất khẩu bình quân trong 6 tháng đầu năm 2006 đạt khoảng 1.142 USD/tấn.
Cà phê Robusta của Việt Nam thường được bán với giá thấp hơn so với nhiều nước, năm 2006 giá cà phê robusta FOB của Việt Nam là 1.188 USD, trong khi giá thị trường London là 1.317.7 USD, và giá chỉ thị ICO là 1.489,2 USD; gần nhất vào tháng 9/2007, sự chênh lệch giá tương ứng vẫn là 1.582 USD – 1.835,8 USD
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, hiện giá cà phê xuất khẩu( 9/2007) tăng từ 80 – 100 USD/tấn so với cùng kỳ tháng trước và xấp xỉ mức 1.800 USD/tấn – là mức giá cao nhất trong vòng 9 năm qua.
Đơn giá xuất khẩu cà phê Robusta trong tháng 11/07 đạt 1.731 USD/tấn, giảm 20 USD/tấn so với tháng 10/2007.
Diễn biến đơn giá trung bình xuất khẩu cà phê tháng 11/07
(Đơn vị tính: USD/tấn)
(Nguồn: http://thongtindubao.gov.vn)
Giá cà phê trong tháng 12/2007 đối với cà phê Arabica đã đạt 2.846 USD/tấn, tăng 68 USD/tấn so với đầu tháng; giá cà phê Robusta đạt 2.248 USD/tấn, tăng 13 USD/tấn. Giá chào cà phê Robusta của Việt Nam cho các đơn hàng sắp tới tăng bình quân 30-50 USD/tấn.
Trong tháng 12/2007, giá xuất khẩu trung bình mặt hàng cà phê của nước ta đạt 1.730 USD/T, tăng 21,57% so với cùng kỳ năm 2006, cao hơn so với mức giá xuất khẩu trung bình của cả năm 2007 là 1.553 USD/T. Như vậy, năm 2007, giá xuất khẩu trung bình cà phê đã tăng 25,12% so với năm 2006, tăng 88,37% so với năm 2005 và tăng 265% so với năm 2001.
Giá cà phê xuất khẩu trung bình trong tháng 1/2008 đạt 1.807 USD/tấn, tăng 5% so với tháng 12/2007 và tăng 25,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, giá cà phê robusta xuất khẩu loại II hiện dao động trong khoảng 1.870-1.940 USD/T
4. Chất lượng sản phẩm xuất khẩu
Chất lượng cà phê xuất khẩu chưa đồng đều, đặc biệt số lượng cà phê xuất khẩu bị thải loại chiếm tỉ lệ cao nhất thế giới.
Theo tiêu chuẩn cà phê Arabica không được quá 86 lỗi trong 1 mẫu 300g; cà phê robusta không được quá 150 lỗi trên 1 mẫu 300g. Hai loại cà phê này phải có hàm lượng ẩm không quá 12,5% và không dưới 8%, đo theo phương pháp ISO 6673. Như vậy, chúng ta buộc phải phân loại cà phê theo số lỗi, chứ không chỉ tính phần trăm đen vỡ; tức là phải áp dụng Tiêu chuẩn TCVN 4193:2005.
Cà phê Việt Nam tuy xuất khẩu có số lượng lớn nhưng thương hiệu lại rất yếu, do chất lượng cà phê không ổn định. Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu cà phê bị các nước nhập khẩu chủ yếu là các nước Liên minh Eu trả lại hoặc tiêu hủy vì chất lượng kém, mất mùi, mốc, tỷ lệ hạt đen nhiều… Nguyên nhân là do người trồng cà phê chưa tuân thủ các yêu cầu chăm sóc, thu hái và bảo quản cà phê theo tiêu chuẩn mới ban hành nên chất lượng cà phê bị giảm. Nhiều nơi thu hái cà phê xanh, phơi cà phê trên các tấm ni lông tái sinh và quá dày làm cà phê lên men ảnh hưởng đến chất lượng
5. Hình thức xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU
Hiện nay các doanh nghiệp Việt Nam có thể lựa chọn nhiều hình thức xuất khẩu để xuất khẩu cà phê sang thị trường EU như xuất khẩu trung gian, trực tiếp, đầu tư, liên doanh.
Đối với hình thức xuất khẩu trung gian: các doanh nghiệp Việt Nam trước đây sử dụng chủ yếu thông qua hình thức này do Việt Nam chưa có mối quan hệ tốt với các nước là thành viên của EU, điều này làm cho các doanh nghiệp mất thêm các chi phí cho các trung gian.
Đối với hình thức xuất khẩu trực tiếp: Các doanh nghiệpViệt Nam khi xuất khẩu sang thị trường EU đều sử dụng hình thức này, các doanh nghiệp trực tiếp ký kết các hợp đồng với các nhà nhập khẩu là các nước thành viên của EU thông qua các văn phòng hiệp hội đại diện của Việt Nam tại Liên minh EU, điều đó cũng khẳng định được khả năng nắm bắt thông tin về thị trường, về môi trường xuất khẩu cũng như hiểu được các nhu cầu của các nước nhập khẩu.
Hình thức liên doanh được thông qua việc sử dụng giấy phép nhãn hiệu hàng hóa. Điều này đưa đến hiệu quả cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam khi thâm nhập vào thị trường EU do thị hiếu cũng như tâm lý sử dụng của người dân EU có thói quen sử dụng các thương hiệu, chất lượng cao là yếu tố quyết định, người dân EU không quan tâm đến giá cả của sản phẩm. Các doanh nghiệp Việt Nam cần chú ý phát triểm hình thức này
6. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang thị trường EU thời gian qua.
– Những kết quả đạt được
Kể từ khi ra đời cho đến nay, hoạt động xuất khẩu cà phê của Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Xuất khẩu cà phê không chỉ đem lại nguồn thu lớn vào thu nhập của quốc gia mà còn góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trong hoạt động xuất khẩu các sản phẩm nông sản. Về sản lượng xuất khẩu cà phê của Việt Nam chỉ đứng sau lúa gạo và là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị nhất. Hàng năm kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này chiếm khoảng 20 – 25% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông sản của cả nước.
Hiện nay Việt Nam xuất khẩu tới hầu hết các thị trường trên thế giới với mức sản lượng xuất khẩu lớn. Vị thế của cà phê ngày càng được nâng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam quan tâm nhiều hơn nữa đến chất lượng cà phê và không chạy theo số lượng như trước đây. Các hộ nông dân không ký kết các hợp đồng bán hàng từ đầu vụ như trước đây, việc này đã làm giảm các rủi ro về giá cả và chất lượng của cây cà phê không ảnh hưởng đến các vụ sau.
Cà phê là một trong những mặt hàng nông sản đang khai thác tốt và có thị phần tương đối lớn ở khu vực này: Tại Bỉ chiếm 10,1% thị trường nhập khẩu, Pháp chiếm 48,5%, Đức chiếm 57%, Italy chiếm 49,6%, Tây Ban Nha chiếm 53,9%, Anh chiếm 64,2%…
– Những tồn tại và nguyên nhân
+ Những tồn tại khi xuất khẩu cà phê của Việt Nam.
Cà phê Việt Nam có hương vị thơm ngon hơn so với các nước xuất khẩu cà phê tuy nhiên chất lượng cà phê của Việt Nam chưa cao như tỷ lệ hạt non lép, đen, vỡ cao hơn quy định của tổ chức cà phê thế giới (ICO). Chất lượng cà phê của Việt Nam còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Theo thông tin từ Hiệp hội Cà phê – Ca cao, niên vụ cà phê 2005 – 2006, tại cảng AntWerp, Vương quốc Bỉ, đã có hơn 600.000 bao cà phê Việt Nam bị loại thải, chiếm 72% lô hàng xuất khẩu của Việt Nam và chiếm trên một nửa tổng số cà phê bị loại. Cùng lúc đó, ở 10 cảng khác của châu Âu, hơn 1 triệu trong số 1,4 triệu bao cà phê của Việt Nam đã bị loại.
Chất lượng cà phê lại không đồng đều, đặc biệt cà phê bị loại thải còn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số cà phê bị loại thải của thế giới. Điều này không những gây thiệt hại về kinh tế cho các doanh nghiệp xuất khẩu mà còn làm giảm uy tín và sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thế giới nếu không có giải pháp khắc phục.
Các sản phẩm cà phê của Việt Nam còn đơn điệu, xuất khẩu chủ yếu vẫn là cà phê Robusta sơ chế còn có nhiều tạp chất như bụi bám, vỏ quả cà phê, cùi cà phê… chưa được sàng lọc trong quá trình chế biến, bên cạnh đó còn có cà phê Robusta nhân sống, điều này làm cho giá trị xuất khẩu hiệu quả kinh tế thấp không tuơng xứng với tiềm năng sản xuất cà phê của Việt Nam
+Nguyên nhân của những tồn tại
Một trong những nguyên nhân khiến cà phê Việt Nam có chất lượng thấp là do công nghệ sơ chế của Việt Nam còn yếu và chưa đồng bộ. Bên cạnh đó nông dân có thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn cả trái chín lẫn xanh. Vì thế, ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì cà phê hạt xuất khẩu của Việt Nam vẫn kém hơn các nước khác.
Vấn đề đầu tiên có thể nhìn thấy là trong khâu đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam còn kém. Việc đánh giá chất lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam hiện được mô tả đơn giản hơn hẳn tập quán quốc tế, và lại tồn tại đã 10 năm nay. Khi đó Việt Nam còn chủ yếu bán cà phê cho các nước châu Á lân cận, khách hàng mua dưới dạng nguyên liệu và tái xuất. Đơn giản nhất, khâu thử nếm của Việt Nam chỉ ”khi có yêu cầu” trong khi quốc tế là bắt buộc, tạp chất theo quy định Việt Nam là 1% trong khi quốc tế là 0,2%. Chất lượng không được nâng cao trong khi hàng hoá qua các nhà nhập khẩu trung gian vẫn đi thẳng tới thị trường tiêu thụ. Đến lúc này, các điểm yếu của chất lượng cà phê Việt Nam mới bộc lộ, gây hậu quả lớn về kinh tế lẫn uy tín cho ngành cà phê Việt Nam. Bởi thế, người mua thường mua hàng Việt Nam với giá thấp hơn so với cà phê của Braxin, Indonesia…
Ngoài ra, người nông dân còn chưa có ý thức tạo sản phẩm tốt, sản phẩm tốt hay xấu đều bán được cho các cơ sở chế biến mà giá cả không chênh lệch. Nông dân hiện nay thu hoạch cà phê có tới 60-70% là hái xanh, hái non, phơi sấy không đúng kỹ thuật. Một số doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê ở tỉnh Đăk Lăk cho biết khi tiến hành cuộc vận động để người dân sản xuất ra hạt cà phê có giấy chứng nhận, một số bà con trả lời rằng việc theo dõi sổ sách, ghi chép, kiểm tra hàng trăm chỉ tiêu từ giống đến phân bón, thu hái, phơi sấy khá phức tạp nên khi nào không có ai mua hàng nữa thì bà con mới làm theo. Dường như tập quán làm ăn manh mún, không có kỷ luật từ lâu nay của người nông dân Việt Nam là rất khó có thể sửa đổi, nó tác động không tốt đến việc thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng nông sản.
Một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng cà phê nhân xuất khẩu như kỹ thuật trồng trọt và thu hái chưa tốt, tình trạng thu hái đồng loạt cả quả xanh, quả non còn khá phổ biến; cơ sở vật chất phục vụ sơ chế bảo quản cà phê còn thiếu thốn; cơ chế giá thu mua cà phê tươi chưa khuyến khích người sản xuất quan tâm đến chất lượng, nhất là khâu thu hoạch, phơi sấy, phân loại. Mặt khác hầu hết cà phê của Việt Nam hiện nay dựa trên sự thỏa thuận giữa bên mua và bên bán; việc phân loại chất lượng theo tỷ lệ hạt đen, hạt vỡ là cách phân loại đơn giản và lạc hậu mà hầu hết các nước xuất khẩu cà phê trên thế giới không còn áp dụng. Đây là lý do các nhà nhập khẩu đánh tụt cấp chất lượng của các lô hàng và làm giảm uy tín chất lượng chung của cà phê Việt Nam.
Các vấn đề nấm mốc, dư lượng thuốc trừ sâu trong sản phẩm đến nay vẫn chưa được các cơ quan quản lý nhà nước lẫn doanh nghiệp nhắc đến.
Vấn đề về thiếu công nghệ – bị lệ thuộc công nghệ cũng là nguyên nhân khiến cho cà phê Việt Nam xuất khẩu có chất lượng thấp. Công nghệ sơ chế của Việt Nam còn thiếu cà chưa đồng bộ, kết hợp với thói quen thu hoạch cà phê lẫn lộn quả xanh quả chín vì thế ngay cả khi công nghệ sơ chế tốt thì hạt cà phê xuất khẩu vẫn kém. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho sản phẩm cà phê của nước ta còn khá đơn điệu, chủ yếu là cà phê vối nhân sống.
Cùng với việc người dân thực hiện thu hoạch không đúng qui định thì việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đã cũ để đánh giá phân loại cà phê cũng góp phần tạo nên chất lượng không tốt cho cà phê xuất khẩu. Việc phân loại chất lượng cà phê của Việt Nam vẫn áp dụng theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193-93. Tiêu chuẩn này không xếp hạng số lỗi trong cà phê mà chỉ đánh giá theo ba chỉ tiêu sơ đẳng là hàm lượng ẩm, tỉ lệ hạt vỡ và tạp chất. Tiêu chuẩn mới TCVN 4193:2005 vẫn chưa được áp dụng, và do đó cho tới nay cà phê vẫn là loại hàng hóa chưa bị bắt buộc kiểm tra chất lượng trước khi thông quan. Đây là nguyên nhân khiến cho cà phê của Việt Nam khi xuất sang đến cảng nước ngoài đã bị trả lại do không phù hợp với tiêu chuẩn của nước nhập khẩu.
Khâu tổ chức thu mua trong nước chưa tốt, dẫn đến đầu vụ nhiều hộ nông dân, nhất là các hộ nghèo thường phải bán vội cà phê với giá thấp để trang trải kinh phí. Tâm lý bán vội cà phê, kết hợp với việc thu hái không đảm bảo quy trình, nên cà phê bán ra thị trường bị ép giá, chất lượng thấp.
Hệ thống thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lý tư nhân, hệ quả là khi giả cả thị trường biến động mạnh, dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ các đại lý tới các nhà xuất khẩu.
Nhìn chung với tiềm lực về nhân công, về điều kiện tự nhiên như của nước ta hiện nay thì thực trạng của hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê là còn chưa tương xứng. Chính vì thế mà việc thúc đẩy họat động xuất khẩu cà phê trong điều kiện đất nước hội nhập như hiện nay là một việc rất quan trọng
Một điểm hạn chế nữa là trong suốt hơn 10 năm qua doanh nghiệp Việt Nam vẫn định giá cà phê bằng việc dựa vào thông tin bán lại của hãng tin Reuters, trừ đi chi phí, quy ra tiền Việt theo tỷ giá hối đoái rồi đưa ra mức giá mua bán tại địa phương. Trong khi từ cả trăm năm nay, doanh nghiệp cà phê thế giới chỉ giao dịch qua thị trường kỳ hạn lớn như LIFFE (Luân Đôn), NYMEX (Niu Yooc). Một số doanh nghiệp cà phê Việt Nam hiện nay vẫn còn e ngại về cách thức giao dịch trên thị trường này. Việc tham gia sàn giao dịch thế giới sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận nhanh với thị trường nước ngoài. Trên thực tế, nhờ vào sự phán đoán thị trường và dùng hợp đồng kỳ hạn như một công cụ phần nào đã hạn chế rủi ro cho doanh nghiệp.